Thứ sáu, 29/03/2024 16:40 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 23/8

MTĐT -  Thứ năm, 23/08/2018 10:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 23/8. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 23/8 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Rác thải ngập đường Tỉnh lộ 420 đoạn qua huyện Thạch Thất

Thời gian qua, người dân qua lại trên Tỉnh lộ 420 bức xúc trước tình trạng rác thải tập kết bừa bãi ngay trên đường. Theo đó, túi nilon, rác sinh hoạt chất thành đống không chỉ ô nhiễm mà còn gây mất an toàn đối với người tham gia giao thông.

Đó là thực trạng tại bãi rác tập kết tạm sát Tỉnh lộ 420 từ huyện Thạch Thất đi Phúc Thọ (qua địa bàn xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội).

Theo người dân sinh sống tại xã Dị Nậu phản ánh, hàng năm qua tuyến đường này đang tồn tại một bãi rác thải lớn ngay sát đường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do lượng rác thải lớn trong khi điểm tập kết quá tải, do đó một số nhân viên vệ sinh môi trường và người dân thản nhiên đổ rác tràn ra lề đường.

Ảnh: KTĐT. 

Theo ghi nhận của PV báo KTĐT, lượng rác tại đây khá lớn, tuy nhiên rác không tập kết trong bãi (xây tường gạch quây gần cánh đồng). Tại đây, rác thải đổ tràn lan lề bên đường kéo dài khoảng 100m, một số bao tải rác chất chồng vứt cả xuống khu vực ruộng lúa, ni lông bay khắp nơi, mùi xú uế nồng nặc… Từ bãi rác bốc lên một bầu không khí ngột ngạt bao phủ rộng khu vực cách xa hàng trăm mét.

Dân TP. HCM “kêu trời” vì rác thải tràn lan gây ô nhiễm

Theo thông tin trên VTV, tại các quận vùng ven ở TP.HCM, tình trạng đổ trộm rác thải công nghiệp ra đường đang tiếp diễn, gây cản trở giao thông, khiến người dân phải sống trong cảnh ô nhiễm.

Dọc bờ kênh nước đen quận Bình Tân, vài ngày trước, dù chính quyền đã ra quân dọn dẹp, nhưng đến nay, rác thải công nghiệp lại bị đổ trộm tràn lan.

Còn tại quận Tân Phú, một bãi rác thải công nghiệp tự phát đã tồn tại hơn 1 năm qua. Rác bị đổ tràn lan dọc đường, chất thành đống lớn. Do số lượng quá nhiều nên ngành chức năng hiện chưa thể xử lý.

Chính quyền địa phương đã cho lắp nhiều camera để ngăn chặn nạn đổ trộm rác thải, nhưng thực tế không mấy hiệu quả. Thậm chí, những kẻ đổ trộm rác thải còn ngang nhiên đổ rác vây kín cả chốt phòng chống tội phạm của Công an phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân.

Ảnh: VTV.

Quảng Ninh: Nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) khiến thiên tai xảy ra nhiều gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Quảng Ninh là một trong những tỉnh ven biển thuộc khu vực nhạy cảm về BĐKH và có nguy cơ bị ảnh hưởng cao do nước biển dâng, bão, áp thấp nhiệt đới. Vì vậy, việc ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm chú trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp về thời tiết do BĐKH gây ra, thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

TP HCM: Ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và dân số đô thị

Với xu hướng gia tăng tần suất và mức độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, mưa bão, sạt lở đất…, biến đổi khí hậu đang gián tiếp tạo ra lực “đẩy” cư dân ở các khu vực chịu ảnh hưởng về TP.HCM. Bởi nơi đây có khí hậu ôn hòa, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn.

Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, PGS-TS Lê Thanh Sang, cho biết, trong tương lai, TP.HCM sẽ tiếp tục là điểm đến của các cuộc di cư vì tác động của môi trường.  Chủ yếu là từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Trung bộ, vốn đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường ngày càng gay gắt.

Trong khi tỷ lệ dân số cả nước giảm một nửa thì riêng TP.HCM tỷ lệ tăng dân số gần gấp đôi. Có giai đoạn, chiếm đến 1/5  dân số tăng thêm của cả nước, khoảng những năm  1999-2009, chủ yếu là do người di cư, đến từ tất cả các vùng miền trong nước.

Theo kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển dâng mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ĐBSCL là khu vực chịu tác động nặng nề và nghiêm trọng nhất từ biến đối khí hậu. Nếu nước biển dâng lên 1m thì khoảng 39% diện tích (gần 1,6 triệu ha) ĐBSCL bị ngập, khoảng 35% dân số (gần 6,3 triệu người) sẽ bị tác động trực tiếp.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 23/8. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.