Thứ sáu, 19/04/2024 10:07 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 7/12/2018

MTĐT -  Thứ sáu, 07/12/2018 10:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 7/12/2018. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 7/12/2018.

Cảnh tượng đáng sợ như tận thế tại khu vực ô nhiễm nhất TQ

Video ghi lại cảnh tượng như tận thế với khói bụi trộn lẫn với tuyết, che phủ ô tô bằng một hỗn hợp dày màu vàng.

Đường phố và đường băng ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc đã bị che phủ bởi màu vàng sau khi tuyết rơi trộn lẫn với không khí bị ô nhiễm nặng, The Sun đưa tin.

Tuyết màu vàng rơi xuống là sự kết hợp giữa tuyết và khói bụi từ bão cát, xe cộ và nhà máy. Hậu quả là tầm nhìn giảm xuống chỉ còn vài trăm mét.

Tân Cương và Hà Nam là hai tỉnh ô nhiễm không khí hàng đầu của Trung Quốc trong quý 1 năm 2018.

Biến đổi khí hậu là thách thức lớn đối với quân đội New Zealand

Lực lượng phòng vệ New Zealand (NZDF) xác định biến đổi khí hậu là một trong những thách thức an ninh lớn nhất đối với lực lượng này, đồng thời cảnh báo công tác ứng phó trước tình trạng Trái Đất ấm lên sẽ ngày càng tiêu tốn nhiều nguồn lực của NZDF.

Trong báo cáo xác định tác động của biến đổi khí hậu đối với quân đội New Zealand công bố ngày 6/12, NZDF nêu rõ tác động của tình trạng này tại quốc đảo phía Tây Nam Thái Bình Dương có thể cực đoan đến mức khiến hoạt động viện trợ nhân đạo làm hạn chế năng lực của NZDF trong việc thể hiện các vai trò quốc phòng truyền thống của mình.

Báo cáo cũng nhấn mạnh với các tác động ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, New Zealand còn đứng trước viễn cảnh phải đối diện nhiều nhiệm vụ quân sự cùng lúc, điều này có thể gây tổn hao nhiều nguồn lực và làm giảm tinh thần sẵn sàng ứng phó trước các nhiệm vụ khác.

Bộ trưởng Biến đổi khí hậu New Zealand James Shaw nhấn mạnh vai trò của quân đội nước này đang dần thay đổi khi các mặt trận có xu hướng tập trung nhiều hơn vào công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả sau các hiện tượng thời tiết cực đoan, xuất phát từ tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu.

Chỉ đạo xử lý vụ lấy chất thải đi san lấp mặt bằng tại TP.HCM

Lãnh đạo UBND TP.HCM chỉ đạo Công an TP chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin vụ đem rác thải đi san lấp mặt bằng. Khi có kết quả, các đơn vị báo cáo cho UBND TP.HCM.

Qua kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, bãi chôn lấp tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh có khối lượng chất thải khoảng 15.000m3. Vật liệu san lấp không phải là đất mà có khả năng là chất thải công nghiệp. Chất thải này được chôn tới độ sâu 2m.

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đánh giá vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự vì số lượng chất thải được chôn lấp rất lớn. Lực lượng chức năng TP.HCM đã khai quật khu đất gần khu công nghiệp Hiệp Phước thuộc xã Long Thới, huyện Nhà Bè và cũng phát hiện một lượng chất thải rắn được chôn lấp tại đây.

Đông Nam Á đối diện với những thách thức về năng lượng sạch

Ngày 12/12 tới là ngày kỷ niệm lần thứ ba của Hiệp định Paris, một thỏa thuận nhỏ gọn nhằm xúc tiến cho việc giảm lượng khí thải carbon toàn cầu. Và các nước Đông Nam Á đối diện với những thách thức về năng lượng sạch.

Tuy nhiên, tất cả các số liệu thống kê cho thấy, vấn đề đang trở nên tồi tệ hơn: báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy, năm 2018 có khả năng sẽ lập kỷ lục mới về lượng khí thải carbon. Con số này là đáng ngạc nhiên và đáng báo động bởi từ năm 2017 thế giới đã chứng kiến mức độ kỷ lục của việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Mặc dù tất cả 10 thành viên ASEAN, hiệp hội liên chính phủ của khu vực, đệ trình các cam kết của quốc gia về hành động chống biến đổi khí hậu và đồng ý về các kế hoạch hành động hoành tráng, họ hiện đang nằm dưới cùng của bảng xếp hạng sử dụng năng lượng tái tạo trên toàn thế giới.

Dân số Đông Nam Á tăng 23% trong khoảng thời gian từ năm 2000-2017, đạt khoảng 700 triệu người, và dự kiến sẽ tăng thêm 20% vào năm 2050. Sự tăng trưởng đáng kể này, đi kèm với việc đô thị hóa nhanh chóng và phát triển kinh tế, IEA dự kiến nhu cầu năng lượng của Đông Nam Á sẽ tăng gần 2/3 vào năm 2040. Mặc dù chi phí của công nghệ gió và mặt trời đang giảm đáng kể, than vẫn hấp dẫn do lượng dự trữ lớn được tìm thấy trong khu vực ASEAN, đặc biệt là ở Indonesia.

Với tất cả những yếu tố này, rất ít khả năng Đông Nam Á sẽ sớm ngừng phụ thuộc vào than đá. Lượng khí thải carbon của khu vực sẽ tăng 5,7% vào năm 2030.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 7/12/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?