Thứ ba, 19/03/2024 09:14 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 26/8/2020

MTĐT -  Thứ tư, 26/08/2020 06:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 26/8/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 26/8/2020.

Nước sông Tích lưu thoát chậm, huyện Ba Vì còn 383ha lúa bị ngập úng

Ngày 25/8, mực nước các sông: Hồng, Đà, Đuống, Đáy (đoạn chảy qua thành phố Hà Nội) và các sông nội địa Hà Nội (Tích, Bùi, Nhuệ, Cà Lồ...) tiếp tục xuống ở mức dưới báo động lũ cấp I.

Để giải tỏa úng ngập do mưa lớn liên tục những ngày qua, trong ngày 25-8, Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Tích tiếp tục duy trì vận hành 13 trạm với 21 máy bơm tiêu úng diện tích sản xuất nông nghiệp của các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai...

Tính đến 17h cùng ngày, các huyện: Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai không còn diện tích lúa bị ngập. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Ba Vì còn 383ha lúa bị ngập úng, trong đó có 129ha bị ngập trắng và 254ha ngập sâu 1/2 thân lúa; hàng chục héc ta nuôi trồng thủy sản bị tràn bờ. So với ngày 24-8, huyện Ba Vì giảm được 47ha lúa bị ngập trắng và 42ha lúa bị ngập sâu.

Giải thích về tốc độ tiêu úng chậm, Phó Giám đốc Xí nghiệp Thủy lợi Ba Vì Đinh Công Hùng cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do hai bờ kênh tiêu Cổ Đô - Vạn Thắng bị sụt sạt, không bảo đảm cao trình để vận hành toàn bộ trạm bơm trên hệ thống. Bên cạnh đó, tốc độ lưu thoát nước của sông Tích rất chậm. Hiện mực nước sông Tích (đoạn nối với tuyến kênh Cổ Đô - Vạn Thắng) vẫn ở mức 9,3m, giảm 0,36m so với ngày 19-8.

“Để ổn định cuộc sống của người dân, huyện Ba Vì đã chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan chức năng của huyện đẩy nhanh tiến độ rà soát, thống kê diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại và báo cáo đề xuất UBND thành phố Hà Nội kịp thời hỗ trợ theo quy định”, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết.

Hơn 7.000 vụ cháy rừng thiêu rụi hơn 607.000 hécta tại California

Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết chỉ riêng trong tuần qua, hơn 14.000 lính cứu hỏa và 2.400 trang thiết bị chữa cháy đã được huy động khống chế 625 đám cháy trên toàn bang. Hỏa hoạn thiêu rụi tổng diện tích lớn gấp 3 lần diện tích thành phố Los Angeles.      

Theo thống kê của Cơ quan Lâm nghiệp và cứu hỏa California (Cal Fire), các vụ hỏa hoạn xuất phát từ hơn 13.000 vụ sét đánh trong các cơn dông sét trên toàn miền Bắc và miền Trung bang này từ ngày 15/8 đến nay đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 7 người, gây hư hại hơn 1.200 căn nhà cùng nhiều công trình, đồng thời đe dọa hơn 100.000 công trình khác. Riêng đám cháy mang tên LNU Complex ở phía Bắc San Francisco là đám cháy lớn nhất bang khi thiêu rụi 141.639 hécta tính đến 24/8, thiêu trụi 871 tòa nhà, gây hư hại 234 công trình và đe dọa khoảng 30.500 công trình khác. Cho tới nay, lực lượng chức năng đã khống chế được khoảng 22% diện tích đám cháy. Trong khi đó, hiện mới chỉ dập tắt được 10% trong tổng số 140.425 hécta diện tích đám cháy lớn ở phía Nam có tên SCU Lightning Complex. 

Theo số liệu tổng hợp ở khu vực Vịnh San Francisco, đã có khoảng 200 trong tổng số 350 khu vui chơi giải trí tại đây phải tạm ngừng hoạt động. Nhiều công viên cũng đã phải đóng cửa do khói mù và hỏa hoạn nguy hiểm. Đây đang là khu vực đang chịu thiệt hại nặng nề nhất, với các đám cháy lớn thứ 2 và thứ 3 trong lịch sử bang California đều xảy ra ở đây, khiến hơn 240.000 người phải đi sơ tán.

Ủy hội sông Mekong hối thúc Trung Quốc chia sẻ dữ liệu

Ủy hội sông Mekong (MRC) hôm 25/8 thúc giục Trung Quốc phối hợp với các chuyên gia của họ để chia sẻ dữ liệu cả năm về tuyến đường thủy huyết mạch, thay vì Bắc Kinh duy trì một nền tảng riêng biệt cùng tổ chức mới mà họ lập ra.

Việc kiểm soát nguồn nước là vấn đề nhạy cảm chính trị, trong khi sinh kế của nhiều nông dân và ngư dân phụ thuộc vào dòng sông. Báo cáo của một công ty nghiên cứu Mỹ năm nay cáo buộc Trung Quốc giữ lại lượng lớn nước trong đợt hạn hán năm ngoái. Bắc Kinh phủ nhận việc này, theo Reuters.

Tuyên bố hôm 25/8 của MRC, bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, được đưa ra sau khi Trung Quốc cam kết chia sẻ thêm dữ liệu quản lý nước ở phần sông của họ với các quốc gia Đông Nam Á, dù chi tiết về cam kết này chưa lập tức rõ ràng.

"Bất kỳ dữ liệu và thông tin nào được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên MRC trong khuôn khổ LMC trong tương lai phải dựa trên sự hợp tác chặt chẽ với ban thư ký MRC để chúng ta có thể kết nối hai nền tảng một cách hiệu quả", An Pich Hatda, quan chức ban thư ký, cho biết.

Ông đề cập đến khuôn khổ Hợp tác Lan Thương - Mekong (LMC), cơ chế bao gồm Trung Quốc và 5 quốc gia Đông Nam Á đã tổ chức một hội nghị trực tuyến hôm 24/8.

Trung Quốc không có hiệp ước về chia sẻ nguồn nước với các nước hạ lưu sông Mekong và chỉ chia sẻ dữ liệu hạn chế về dòng chảy ở thượng lưu con sông mà gọi là Lan Thương trong mùa mưa.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 26/8/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.
Đặc sắc rừng dó trầm tại Hương Khê, Hà Tĩnh
Cây dó trầm mọc nhiều ở miền núi Hương Khê, nhưng người dân địa phương chỉ nhận ra giá trị của chúng sau khi nhóm người ngoại tỉnh đến mua. Điều này đã khơi dậy sự quan tâm về bảo vệ và phát triển tài nguyên tự nhiên.