Thứ ba, 19/03/2024 11:50 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 30/6/2019

MTĐT -  Chủ nhật, 30/06/2019 13:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 30/6/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 30/6/2019.

Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 29/6, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật TP. Đà Nẵng, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), Trung tâm Con người & Thiên nhiên (PanNature) và Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu vực miền Trung - Tây nguyên lần thứ II với chủ đề “Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên - Những mô hình tốt và đề xuất chính sách”.

Ngày 29/6, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật TP. Đà Nẵng, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), Trung tâm Con người & Thiên nhiên (PanNature) và Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu vực miền Trung - Tây nguyên lần thứ II với chủ đề “Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên - Những mô hình tốt và đề xuất chính sách”.
Đối với thành phố Đà Nẵng, trong Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã đặt mục tiêu đến năm 2030 người dân Đà Nẵng sẽ được tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, đặc biệt an toàn trước thiên tai; đảm bảo 100% nước thải nguy hại được xử lý, phấn đấu độ che phủ rừng đạt khoảng 45%. Trong các giải pháp thực hiện luôn phải chú trọng đến công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển bản sắc đặc trưng của đô thị biển-sông-núi và triển khai hiệu quả đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố vì môi trường”.

Quang cảnh hội nghị.

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng để phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên cần dựa trên ba yếu tố: Kinh tế, môi trường và xã hội. Đồng thời, nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc giám sát, quản lý và chia sẻ các giá trị tài nguyên thiên nhiên. Hội thảo cũng chia sẻ nhiều mô hình đồng quản lý đã mang lại những hiệu quả tích cực trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học như: “Mô hình đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên xung quanh hồ Biwa của Nhật Bản”; “Mô hình đồng quản lý mặt nước tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk”; “Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm”; “Mô hình , “Mô hình tổ lâm nghiệp cộng đồng nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại xã Đăk Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”…

PGS.TS Yoshika Yamamoto (Nhật Bản) chia sẻ, hồ Biwa thuộc Vườn quốc gia Quasi có 216 loài động vật được bảo vệ theo theo các văn bản luật nhưng đây cũng là khu vực sinh sống thường ngày của người dân địa phương. Điều đó có nghĩa là khu vực này không quy hoạch nghiêm ngặt phân cách giữa con người và thiên nhiên. Người dân trong khu vực này phải suy nghĩ việc cùng tồn tại với hồ để đôi bên cùng có lợi, hợp tác với nhau để đồng quản lý khu vực hồ và danh thắng xung quanh.

“Chính quyền địa phương thường xuyên cung cấp các hoạt động giáo dục môi trường về hồ Biwa. Ngoài ra các kênh truyền hình cũng thường xuyên chia sẻ với người dân thông điệp về “Bảo vệ mẹ chúng ta, hồ Biwa”, khiến người dân được khuyến khích và tạo động lực để sống hài hòa với thiên nhiên. Đồng thời, chính quyền cũng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận kêu gọi các hành động sống thân thiện với môi trường. Ý thức người dân nâng cao mang lại động lực cho việc đồng quản lý”- PGS.TS Yoshika Yamamoto cho biết.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Lê Ngọc Thảo - Trưởng ban Thư ký Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm cho rằng, phương thức đồng quản trị cần được áp dụng một cách sâu rộng từ việc xây dựng định ướng chiến lược, quy chế quản lý, cách thức tổ chức hoạt động, sự kiện cho đến các mô hình cụ thể với tôn chỉ “lôi kéo sự tham gia một cách có trách nhiệm của các bên liên quan để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên”. Từ chỗ người dân Cù Lao Chàm chỉ sống hầu như vào việc khai thác hải sản, củi rừng thì nay đã tự tổ chức quản lý, tuần tra, kiểm soát các phương tiện khai thác trái phép trong phạm vi tiêu khu và có sự phối hợp với khu bảo tồn và lực lượng biên phòng.

“Thứ nhất, cần xây dựng cơ sở khoa học và luận cứ của phương thức đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên; thứ hai xây dựng các mô hình điểm để đánh giá, làm cơ sở nhân rộng; thứ ba, truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng để họ tham gia một cách có trách nhiệm; thứ tư, cần phân tích kỹ vai trò, trách nhiệm và tính bình đẳng của các bên liên quan để đạt được sự hài hòa lợi ích… là những bài học từ mô hình “đồng quản lý” tại Cù Lao Chàm”- ông Lê Ngọc Thảo chia sẻ.

Bảo vệ môi trường trong hoạt động cung cấp điện

Hiện nay, máy biến áp đang là một thành phần không thể thiếu trong hoạt động cung cấp điện. Công tác vận hành thành phần này đã phát sinh ra một lượng lớn chất thải nguy hại, đó là dầu máy biến áp. Tất cả đơn vị điện lực ở 21 tỉnh thành phía Nam đều được yêu cầu phải xử lý nghiêm ngặt loại chất thải này. Dầu thải phải được chứa trong thùng kín, lưu tạm thời trong kho đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn đã quy định.

Không chỉ chất thải nguy hại, các hoạt động phát sinh yếu tố ảnh hưởng môi trường khác cũng đều được các đơn vị điện lực quản lý với những hệ thống quy trình, quy chuẩn cụ thể, đồng thời còn có sự phối hợp và giám sát từ các cơ quan chức năng. Bên cạnh việc đảm bảo môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các đơn vị điện lực cũng tích cực tổ chức và tham gia những hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương trong thời gian qua, tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng.

Ô nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Môi trường làm việc trong sạch là một yếu tố mà các đơn vị điện lực đang xây dựng trong nhiều năm qua và đến nay đã có những hiệu quả rõ rệt. Cùng với các hoạt động giảm thiểu tác hại đến môi trường, những đơn vị điện lực tại khu vực phía Nam cũng đi đầu trong công tác thúc đẩy năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, không chỉ mang lại hiệu quả cho công việc mà còn góp phần lan tỏa trong cộng đồng về những giải pháp bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, trong thời gian tới, các đơn vị điện lực trên địa bàn 21 tỉnh thành phía Nam tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu suất hoạt động. Đồng thời, các đơn vị phát triển nhanh cơ sở hạ tầng để đưa những dự án năng lượng tái tạo lớn trên địa bàn sớm hòa lưới quốc gia, góp phần đáp ứng nhu cầu điện, qua đó giảm đi nhiều nguồn tác động tiêu cực đến môi trường. Các công ty điện lực đang tích cực triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thông tin đến khách hàng để quyết định đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

Trong thời gian qua, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp từ tuyên truyền, vận động đến phối hợp kiên quyết xử lý, tại nhiều địa phương phía Nam, tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp vẫn xảy ra. Vì thời tiết diễn biến khó lường nên các đơn vị điện lực luôn đặt phương châm chủ động lên hàng đầu để đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp gặp khó khăn vì đụng chạm đến cuộc sống người dân. Do đó, bên cạnh nỗ lực của các đơn vị trong việc gấp rút chuẩn bị cho mùa mưa bão năm nay, ngành điện cũng cần sự phối hợp tuyên truyền vận động, kiểm tra giám sát từ cơ quan chức năng cũng như sự hợp tác của người dân.

Ninh Bình: Thiệt hại 0,7ha rừng trong Danh thắng Tràng An do cháy 6h liên tục

Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã thông tin, vào lúc 18 giờ ngày 28/06 tại khu vực rừng đặc dụng trên núi Vụng Quao, thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư thuộc Quần thể Danh thắng Tràng An đã xảy ra cháy rừng. Sau 6 giờ hoành hành, ngọn lửa đã bị dập tắt hoàn toàn, gây thiệt hại 0,7ha rừng.

Cháy rừng suốt 6h liên tục gây thiệt hại 0,7ha rừng đặc dụng tại Quần thể Danh thắng Tràng An

Ông Bùi Duy Quang – Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư cho biết: Với tinh thần hết sức chủ động, linh hoạt, bám sát đám cháy, xử lý chính xác các tình huống phát sinh, không để cháy lan… Cùng khoảng 300 cán bộ, chiến sỹ PCCC chuyên nghiệp, lực lượng tại chỗ cùng 8 xe cứu hỏa và hàng chục phương tiện đã được điều đến hiện trường để cứu hỏa. Đồng thời, đoạn đường Tràng An chạy qua chân núi Vụng Quao được phong tỏa để phục vụ công tác chữa cháy. Công an huyện Hoa Lư đã lập tức sơ tán một hộ dân gồm 6 thành viên rời khỏi nơi nguy hiểm dưới chân núi.

Kết quả đến khoảng 23h45 ngày 28/06, sau 6 giờ hoành hành đám cháy đã được khống chế hoàn toàn. Sáng ngày 29/06, cơ quan chức năng đang tiến hành xác định nguyên nhân vụ cháy rừng. Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu, nguyên nhân có thể do thời tiết hanh khô kéo dài nhiều ngày qua dưới nền nhiệt cao dẫn đến cháy rừng tự phát.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình thì đám cháy gây thiệt hại khoảng 0,7ha rừng. Sáng ngày 29/06, mọi hoạt động trên đoạn đường Tràng An dưới chân núi Vụng Quao đã diễn ra bình thường.

Rừng tiếp tục bùng cháy tại Nghệ An và Hà Tĩnh

Sáng 30/6, trả lời VTCNews, ông Lê Trung Hòa, Chánh văn phòng UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An) cho biết, khoảng 15h hôm qua (29/6) lửa bùng phát trở tại lại khu vực rừng thuộc xóm 4 và xóm 5, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn. Ngay sau khi xảy ra cháy, lực lượng chữa cháy đã được huy động, đến 21h cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế.

Trước đó, từ 22h ngày 26/6 đến 4h ngày 28/6, ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại rừng thông thuộc xã Khánh Sơn và xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Sau 30 giờ đồng hồ với hơn 1.000 người tham gia dập lửa, đám cháy mới được khống chế.

Rừng thông tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An) bùng phát trở lại ngày 29/6.

Qua thống kê sơ bộ, tổng diện tích rừng thông của huyện Nam Đàn (Nghệ An) bị cháy trong thời gian qua khoảng 24 ha, ngoài ra còn hàng chục ha rừng keo cũng bị lửa thiêu trụi.
Chiều và tối qua (29/6), tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cũng đã xảy ra vụ cháy rừng tại xã Sơn Trung và xã Sơn Lễ của huyện Hương Sơn.

Trả lời VTC News, ông Nguyễn Quang Thọ, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết, hôm qua (29/6) lửa bùng phát tại khu vực rừng xã Sơn Trung và Sơn Lễ. Tuy nhiên, do đám cháy nhỏ nên lực lượng chức năng nhanh chóng dập tắt, hiện chưa có thống kê về thiệt hại.

Trước đó, ngày 28/6 rừng thông gần 50 tuổi trên núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bốc cháy dữ dội. Vụ cháy bắt đầu phát hiện lúc 13h ngày 28/6, từ điểm phát cháy ban đầu tại xóm 7 xã Xuân Hồng, ngọn lửa lan rộng từ vùng núi xã Xuân Hồng sang các khu rừng thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Sau hơn 1 ngày chữa cháy với hơn 1.000 tham gia nên ngày 29/6 ngọn lửa cơ bản được khống chế. Nhưng đến sáng nay (30/6) ngọn lửa vẫn âm ỉ tại khu vực xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân.

Được biết, trong gần 1 tháng qua, tại Nghệ An và Hà Tĩnh luôn có nắng nóng, khô hạn nên dễ xảy ra cháy rừng.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 30/6/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới