Thứ năm, 28/03/2024 21:25 (GMT+7)

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 17/9/2018

MTĐT -  Thứ hai, 17/09/2018 10:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 17/9. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 17/9 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) TP. HCM, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xếp TP. HCM nằm trong danh sách 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất của BĐKH.

Cụ thể, như nhiệt độ, lượng mưa, mực nước đều có hiện tượng tăng cao bất thường và xu thế tăng nhanh; nhiệt độ tăng trên khu vực các huyện ngoại thành là 0,3°C, trong khu vực nội thành là 0,4°C tại trung tâm đô thị là 0,5°C.

Ngành nông nghiệp, nông thôn được đánh giá là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH vì đặc thù các ngành sản xuất nông nghiệp, nông thôn, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi gắn chặt với các yếu tố tự nhiên và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố tự nhiên.

Hậu quả dễ thấy nhất là diện tích đất nông nghiệp bị giảm do nước biển dâng và dự báo nếu nước biển dâng 100cm thì TP. HCM có khoảng 20% diện tích bị ngập; trong đó, các huyện ngoại thành như Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trước những tác động của BĐKH, Sở NN-PTNT TP. HCM đã triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, đảm bảo phát triển bền vững. Trong đó đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn tư vấn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về BĐKH, thiên tai.

Biển Bình Thuận ngập ngụa rác thải

Một bờ biển đã từng rất sạch, đẹp của tỉnh Bình Thuận nay giống bãi rác hơn bởi xung quanh chỉ toàn rác. Thậm chí, khối lượng rác tương đương với các bãi rác thực thụ.

Vải vụn, chai nhựa, nhiều nhất là bao nylon cùng hàng trăm loại rác thải khác, những thứ tưởng chỉ có ở các bãi rác nhưng tất cả đều có mặt ở bãi biển dài hàng km ở Bình Thuận.

Người dân nơi đây nghĩ rằng nước biển dâng cao sẽ cuốn rác trôi đi nên những túi rác mới cứ liên tục xuất hiện nhưng khi nước biển đã rút đi rồi, thực tế còn lại là rác ngổn ngang trên bờ biển.

Cùng với rác, dòng nước biển đen kịt không chỉ khiến những ai lần đầu đến đây đều cảm thấy ái ngại mà ngay cả người dân địa phương cũng lắc đầu ngao ngán. Đáng buồn là cảnh tượng ô nhiễm này không chỉ mới xảy ra mà đã tồn tại từ rất nhiều năm qua.

Xã Chí Công là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển về đánh bắt và du lịch biển của tỉnh Bình Thuận nhưng với những cảnh tượng ấy, khó lòng có ai dám đến đây dù chỉ 1 lần.

TP.HCM: Lấy ý kiến người dân về Quy hoạch xử lý chất thải rắn

Hướng tới tối ưu quy trình quản lý, vận chuyển đến xử lý; tăng cường tái sử dụng, tái chế... chất thải rắn đô thị; TP.HCM đang cho triển khai lấy ý kiến người dân về Quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện nay, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn TP.HCM khoảng 9.000 - 9.500 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt khoảng 8.900 tấn/ngày đêm, chất thải rắn xây dựng khoảng 1.500 tấn/ ngày đêm; tỷ lệ gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt ước khoảng 5 - 6%/năm.  Đồng thời, lượng chất thải nguy hại phát sinh cũng có xu hướng gia tăng, lượng chất thải nguy hại ước tính khoảng 150.000 tấn/năm (trung bình 350 - 400 tấn/ngày), trong đó chất thải nguy hại y tế khoảng 6.300 tấn (trung bình 17 tấn/ngày).

Để đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững, giữ vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn, sử dụng có hiệu quả quỹ đất hiện có, xây dựng một chiến lược lâu dài về phát triển cơ sở vật chất phục vụ công tác xử lý chất thải rắn, TP.HCM đang triển khai xây dựng Quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 là rất cần thiết. 

Hiện nay, Sở TN&MT TP.HCM đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng nội dung đồ án Quy hoạch, trong đó bao gồm một số nội dung tổng quát như sau:

Hướng tới các giải pháp giảm thiểu chất thải rắn phát sinh tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế. Tổ chức phân loại tại nguồn nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn phải xử lý, tối ưu quy trình quản lý chất thải rắn từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý. Quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyển chất thải rắn đảm bảo phục vụ mang tính liên quận, huyện với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của từng quận huyện và toàn thành phố theo từng giai đoạn. Quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn đáp ứng nhu cầu của toàn thành phố với công nghệ tiên tiến, hiện đại, hạn chế chôn lấp để tiết kiệm tài nguyên đất, thu hồi được năng lượng, sinh khối từ chất thải rắn, giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình xử lý.

Đồng thời, TP.HCM khuyến khích công nghiệp tái chế và việc tái sử dụng chất thải rắn và sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm từ quá trình xử lý chất thải rắn. Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững đô thị. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý chất thải rắn làm cơ sở pháp lý để triển khai công tác quy hoạch chi tiết, xây dựng dự án, chuẩn bị đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

Kiên Giang khẩn trương ứng phó với lũ đang lên nhanh

Trước tình hình lũ về sớm và đang lên nhanh, tỉnh Kiên Giang khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó với lũ theo phương châm "4 tại chỗ".

Tính đến nay, lũ về sớm đã làm thiệt hại gần 1.100 hecta lúa Hè Thu do không có đê bao bảo vệ. Hơn 1.100 hộ dân, với hơn 4.500 nhân khẩu sinh sống trên các bờ kênh không đảm bảo an toàn, buộc phải di dời.

Dự báo, đến giữa tháng này, khi mực nước đầu nguồn sông Cửu Long lên mức báo động 3, vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu thuộc Kiên Giang sẽ có khoảng 140.300 hecta diện tích tự nhiên bị ngập nước.

Hiện tỉnh Kiên Giang đang triển khai quyết liệt các biện pháp gia cố những bờ bao thấp, yếu để ngăn lũ. Các xã vùng dự báo ngập sâu cũng chuẩn bị các điểm tập trung như: trường học, trụ sở UBND xã để di dời, sơ tán hộ dân khi có tình huống xấu xảy ra.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 17/9/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.