Thứ bảy, 20/04/2024 12:05 (GMT+7)

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 24/10/2018

MTĐT -  Thứ tư, 24/10/2018 09:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 24/10/2018. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 24/10/2018.

Vẫn còn đơn vị sản xuất kinh doanh cố tình không xử lý ô nhiễm môi trường

Bộ TN-MT cho biết, số vụ việc ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có giảm nhưng tính chất và hành vi vi phạm vẫn còn diễn biến phức tạp.

Trong số gần 440 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên cả nước cần phải xử lý triệt để, tính đến thời điểm này vẫn còn 230 cơ sở chưa hoàn thành xử lý ô nhiễm.

Trong năm 2017, toàn ngành môi trường đã xử phạt vi phạm hành chính 700 tổ chức, cá nhân với số tiền trên 82 tỷ đồng. Mặc dù vậy, vẫn còn không ít cơ sở sản xuất, nhà máy, khu công nghiệp vẫn cố tình tìm cách để không xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại nhằm trục lợi.

Hà Giang khắc phục hậu quả lũ ống

Báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) ngày 23/10 cho biết, từ 4 – 8h ngày 22/10, đợt mưa lớn kéo dài liên tục đã gây ra lũ ống, sạt lở đất, khiến 2 người chết và mất tích, 2 người bị thương, gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của nhân dân và các công trình phúc lợi trên địa bàn.

Mưa lũ đã làm sạt lở ta-luy dương tuyến Quốc lộ 279 Yên Thành vào trung tâm xã Bản Rịa với tổng chiều dài tuyến trên 1,2 km; sạt lở hàng chục nghìn mét khối đất đá; làm trôi cống, nhiều đoạn đường phần ta-luy âm cũng bị sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh đó, mưa lớn gây sạt lở đất làm sập 5 gian nhà ăn và tràn bùn đất vào dãy nhà 6 gian lưu trú của giáo viên Trường mầm non Bản Rịa; làm sập tường nhà lưu trú học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở xã Bản Rịa…

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang: Để khẩn trương khắc phục hậu quả lũ ống gây ra, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Quang Bình huy động các lực lượng xung kích tìm kiếm người mất tích; chỉ đạo các phòng chức năng huy động nhiều máy móc san gạt các điểm bị sạt lở từ xã Yên Thành đi xã Bản Rịa đảm bảo giao thông thông suốt. Trung tâm y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình chuẩn bị nhiều thuốc, máy móc phun thuốc khử trùng môi trường, khử trùng nguồn nước.

Ảnh: TTXVN.

Gần 170 tấn cá lồng, bè ở Tiền Giang chết chưa rõ nguyên nhân

Khoảng 1 tuần nay, hơn 50 lồng, bè cá của nhiều hộ ngư dân nuôi ở sông Cái Nhỏ, thuộc ấp 2, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang bị chết hàng loạt.

Ước thiệt hại gần 170 tấn cá điêu hồng, trị giá hơn 5 tỷ đồng, trong đó có 5 hộ nuôi cá bị mất trắng 100%.

Điều đáng nói, các hộ nuôi cá bè ở phía bên kia sông thì không bị thiệt hại. Khi cá bè bị chết hàng loạt, các hộ ngư dân lo ngại, bán gấp cá với mức giá chỉ vài nghìn đồng/kg, lỗ 30.000 đồng/kg. Trong đó, hộ ông Đỗ Văn bị thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.

Sau khi xảy ra sự cố cá nuôi lồng, bè chết hàng loạt, chính quyền và ngành chức năng địa phương vận động các hộ nuôi di dời các lồng bè sang vị trí khác, thu hoạch đàn cá trưởng thành.

Đối với đàn cá bị chết, chính quyền vận động ngư dân khẩn trương thu gom để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

Ảnh:VOV. 

Lai Châu thu 1.500 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng

Quỹ BVPTR tỉnh Lai Châu thành lập năm 2009 theo hình thức hoạt động kiêm nhiệm. Đến cuối năm 2011, Quỹ là đơn vị độc lập trực thuộc Sở NN-PTNT và chính thức đi vào hoạt động độc lập từ 2012.

Trong thời gian qua, Quỹ tập trung triển khai thực hiện hai nhiệm vụ gồm: triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ và thực hiện công tác thu, chi tiền trồng rừng thay thế theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật BVPTR.

Đối với việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, Quỹ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác BVPTR, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, người dân về chính sách chi trả DVMTR nói riêng và BVPTR nói chung.

Về công tác thu tiền DVMTR, Quỹ phối hợp chặt chẽ với Quỹ BVPTR Việt Nam tiếp nhận tiền ủy thác chi trả DVMTR đúng quy định. Hàng năm, Quỹ phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đàm phán và tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với các cơ sở sử dụng DVMTR đi vào hoạt động đúng quy định.

Theo số liệu cập nhật, tổng số hợp đồng Quỹ BVPTR Lai Châu đã ký đến nay là 11/11 nhà máy thủy điện trong tỉnh gồm: Chu Va 12, Nậm Lụng, Nậm Cát, Nậm Mở 3, Bản Chát, Nậm Na 2, Nậm Na 3, Nậm Sì Lường, Hua Chăng, Nậm Ban 2, Nậm Thi 2 và Công ty CP Nước sạch Lai Châu đảm bảo đúng quy định.

Đặc biệt, công tác chi trả tiền DVMTR được đơn vị luôn thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy định, nhất là đảm bảo công tác thanh toán cho các BQL rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm để các đơn vị thanh toán cho người nhận khoán trước Tết Nguyên đán.

Cụ thể, tổng chi từ năm 2012 - 15/9/2018 là: 1.181 tỷ đồng. Quỹ cũng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hướng dẫn, đôn đốc, thu tiền trồng rừng thay thế đảm bảo theo đúng quy định với kết quả thu 123,71 tỷ đồng, bằng 100% tổng số tiền phải nộp để trồng rừng thay thế.

Sau 10 năm tổ chức hoạt động, Quỹ BVPTR Lai Châu đóng góp tích cực tới công tác BVPTR trên địa bàn tỉnh. Các cấp, ngành và nhân dân trong tỉnh nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác BVPTR, tạo niềm tin của với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về rừng.

Các thôn bản tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đã thành lập các tổ chuyên trách, ban hành quy chế hoạt động, phân phối thu nhập từ nguồn DVMTR. Tổ chuyên trách thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng, đặc biệt trong mùa khô với các dụng cụ như dao phát, quần áo bảo hộ… được trang bị trích từ nguồn thu DVMTR. Có nơi còn làm đường tuần tra tại điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, phát đường băng trắng cản lửa phòng chống cháy rừng, lập chốt gác bảo vệ rừng.

Kết quả, số vụ phá rừng, cháy rừng, diện tích cháy và số vụ vi phạm luật BVPTR giảm đáng kể, không có tụ điểm lớn về phá rừng, kinh doanh lâm sản trái phép. Tình trạng di cư tự do giảm, diện tích rừng đã được nâng lên (độ che phủ rừng của tỉnh từ 41,6% năm 2011 lên 48,16% năm 2017) góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, đa dạng sinh học nâng lên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 24/10/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ