Thứ sáu, 19/04/2024 04:25 (GMT+7)

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 27/9/2018

MTĐT -  Thứ năm, 27/09/2018 09:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 27/9. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 27/9.

Sơn La: Đầu tư hệ thống xử lý chất thải với 14 cơ sở gây ô nhiễm

Theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 và Quyết định 1788/QĐ-TTg ngày 1/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1972/QĐ-UBND ngày 9/9/2013 của UBND tỉnh Sơn La, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 16 cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý triệt để. Trên cơ sở tập trung các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn vay Ngân hàng thế giới, đến hết năm 2017, tỉnh Sơn La đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải với 14 cơ sở gây ô nhiễm, đang tập trung xử lý 2 cơ sở trong năm 2018.

Rà soát, cải tạo các công trình thủy lợi lưu vực sông Đáy

Ngày 25/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo rà soát quy hoạch thủy lợi cấp, tiêu nước lưu vực sông Đáy. Toàn lưu vực sông Đáy có 442.419 ha cần tiêu thoát nước với 1.691 công trình có diện tích thiết kế là 540.795 ha.

Do các công trình tưới, tiêu hiện bị xuống cấp, cho nên việc cung cấp nước, tiêu thoát nước đối với các địa phương trong khu vực không còn đáp ứng được yêu cầu. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ngập úng vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa hạn gây ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân ở lưu vực sông Đáy, nhất là tình trạng ngập lụt ở các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai (Hà Nội) trong những năm gần đây.

Viện Quy hoạch Thủy lợi đã đề xuất nhiều phương án cấp nước cho sông Đáy như: cải tạo lòng dẫn sông Đáy, xây dựng đập trên sông Hồng, bổ sung công trình lấy nước động lực, điều tiết hồ chứa cùng với những giải pháp tiêu nước cho các khu vực sông.

Cần Thơ: Hiệu quả từ Chương trình phối hợp BVMT, ứng phó với BĐK

Qua 02 năm thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ủy ban MTTQ VN TP.Cần Thơ, Sở TN&MT với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP.Cần Thơ đã thu được nhiều kết quả thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Theo Ủy ban MTTQ VN TP.Cần Thơ, sau khi ký kết Chương trình phối hợp trong công tác BVMT, ứng phó với BĐKH giữa Ủy ban MTTQ VN TP.Cần Thơ, Sở TN&MT với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP.Cần Thơ, các tổ chức tôn giáo tham gia ký kết đã triển khai nội dung Chương trình sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và tín đồ tôn giáo trên địa bàn Thành phố với hơn 6.789 cuộc, thu hút trên 418.958 lượt người tham dự.

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về BVMT, ứng phó với BĐKH và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ mặt trận các cấp, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo; khảo sát phát động phong trào thi đua để từ tổ chức tôn giáo đăng ký thực hiện các mô hình về công trình, phần việc tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH; xây dựng và thực hiện các mô hình điểm.

Bên cạnh đó, trong công tác thực hiện Chương trình phối hợp, đã chú trọng phát huy vai trò chức sắc, chức việc, tôn giáo, người quản lý cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với tuyên truyền, vận động tín đồ, người dân tích cực tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH tại cơ sở thờ tự và khu dân cư, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, tăng vẽ mỹ quan đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Khó khăn trong xử lý rác thải y tế tại Bạc Liêu

Tại tỉnh Bạc Liêu, do chất thải y tế nằm phân tán ở nhiều nơi trong khi hệ thống các lò đốt xuống cấp, việc xử lý loại rác thải nguy hại này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Theo Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, hiện toàn tỉnh có hơn 300 cơ sở khám chữa bệnh công và tư nhân đang hoạt động. Tại tỉnh này, lượng rác thải rắn y tế do các cơ sở khám chữa bệnh thải ra là gần 600 kg/ngày. Những loại chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế gồm: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học thường gặp trong y tế (dược phẩm bị hỏng hoặc bị quá hạn, hóa chất khử trùng, hóa chất chứa kim loại nặng và các bình chứa áp suất)…

Đến nay, chỉ có một số bệnh viện, trung tâm y tế có lò đốt chất thải y tế nguy hại. Tuy nhiên, đa phần các lò đốt này đã được sử dụng nhiều năm nên bị xuống cấp và hư hỏng, một số lò đốt khói thải ra môi trường chưa đúng quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đáng chú ý, hầu hết chất thải y tế được lưu giữ vượt thời gian quy định mới vận chuyển đi xử lý, do đó nguy cơ lây nhiễm ra môi trường là rất cao. 

Hà Nội: 3/10 khu vực đạt chất lượng không khí tốt

Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội cho biết, chất lượng không khí ngày 26/9 ở mức trung bình, trong đó, 3/10 khu vực đạt mức tốt.

Theo đó, AQI tại các trạm quan trắc: Trung Yên 3: 58 (Trung bình); Minh Khai – Bắc Từ Liêm: 94 (Trung bình); Hoàn Kiếm: 51 (Trung bình); Hàng Đậu: 74 (Trung bình); Kim Liên: 50 (Tốt); Thành Công: 49 (Tốt); Tân Mai: 46 (Tốt); Mỹ Đình: 53 (Trung bình); Phạm Văn Đồng: 75 (Trung bình); Tây Mỗ: 57 (Trung bình).

AQI đo được tại 10 trạm quan trắc trên địa bàn Thủ đô từ 15h ngày 25/9 đến 14h ngày 26/9 dao động từ 46 – 94, một số điểm quan trắc nền dân cư có chất lượng không khí ở mức tốt như Kim Liên, Tân Mai, Thành Công. AQI tại các điểm quan trắc giao thông vẫn ở mức cao như Minh Khai (94).

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 27/9/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.