Thứ năm, 28/03/2024 17:16 (GMT+7)

Tọa đàm “Câu chuyện môi trường trong thời đại 4.0”

Tùng Anh -  Thứ hai, 29/03/2021 14:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hưởng ứng Giờ Trái đất 2021, ngày 27/3, Viện Pháp tại Hà Nội – L’Espace, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng tổ chức Tọa đàm “Câu chuyện môi trường trong thời đại 4.0”.

Cụm từ “Ô nhiễm không khí” còn rất xa lạ, ngay cả khi Đại sứ quán Hoa Kỳ lắp đặt máy quan trắc chất lượng không khí tại Láng Hạ (Hà Nội) và chia sẻ dữ liệu trên website, công chúng vẫn chưa thực sự tiếp cận với thông tin về chất lượng không khí;

Hoặc cứ mỗi mùa hè đến, mạng xã hội lại xôn xao với hàng loạt những thắc mắc của người dân vì hóa đơn tiền điện tăng đột biến, mà nhiều năm chưa tìm ra câu trả lời;

Xa xôi hơn, các nhóm bảo tồn, các nhà quản lý vẫn thường đi thực địa dài ngày để theo dõi, giám sát hiện trạng rừng, đa dạng sinh học… hoặc phải dựa vào nguồn phản ánh của người dân địa phương khi có thông tin gấp cần cập nhật.

Mỗi giờ, người dân có thể chủ động theo dõi chất lượng không khí bằng việc truy cập website và ứng dụng như moitruongthudo.net, cem.gov.vn, Hanoi Smart City hay PAMAir;

Mỗi ngày, các gia đình hay văn phòng có thể cập nhật lượng điện tiêu thụ theo thời gian thực khi lắp đặt máy đo tại nhà và theo dõi dữ liệu qua ứng dụng như IOTeamVN, từ đó chủ động thực hiện các hành động tiết kiệm điện;

Các Đại biểu tham gia Toạ đàm: "Câu chuyện môi trường trong thời đại 4.0"

Hàng năm, các cơ quan, tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học tiết kiệm được phần lớn nguồn lực về nhân sự, thời gian, trang thiết bị nhờ các hệ thống công nghệ trực tuyến giám sát thông qua hình ảnh vệ tinh;...

Có thể nói, ở Việt Nam trong vòng 2-3 năm gần đây, nhờ công nghệ 4.0 như Big Data, AI hay điện toán đám mây mà các thông tin về môi trường đã trở nên rõ ràng, dễ nắm bắt hơn. Hiện trạng ô nhiễm không khí, nước, chặt phá rừng cho đến mức độ sử dụng năng lượng, khí tượng... dần được hiển thị trực quan hơn, chi tiết tới từng ngày, giờ và địa điểm cụ thể, nhờ các ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này vẫn còn rất mới mẻ. Vậy làm sao để những bước tiến về công nghệ thực sự tạo ra những thay đổi tốt hơn, hiệu quả hơn?

Các chuyên gia nhất trí cho rằng, công nghệ 4.0 đang mang đến rất nhiều cơ hội để thay đổi và tạo sức ảnh hưởng sâu sắc, rộng khắp lên tất cả các ngành, trong đó, có lĩnh vực môi trường. Song, sự dịch chuyển này vẫn còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Đồng thời, hy vọng trong thời gian tới, các cá nhân và tổ chức sẽ sớm nhận thức được tầm quan trọng của những giải pháp công nghệ 4.0 đối với môi trường, để từ đó, có những thay tích cực hơn nữa vì môi trường sống.

TS. Hoàng Việt Anh - Chuyên gia hệ thống thông tin giám sát của Công ty Tư vấn công nghệ Green Field đã giới thiệu một số sản phẩm công nghệ 4.0 mà ông đang nghiên cứu và áp dụng tại một số tỉnh thành, bao gồm: Quản lý rừng quy mô quốc gia và quy mô cấp tỉnh; Tự động hóa việc đánh giá mất rừng qua hình ảnh vệ tinh; Điều tra, đánh giá, giám sát các hoạt động hiện trường bằng mobile app; IoT áp dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường.

Nổi bật là hệ thống trạm đo chất lượng nước nuôi thủy sản. Hệ thống quan trắc môi trường nước này có tính năng quản lý thông minh với đa chế độ full, bình thường, tiết kiệm. Với hệ thống tự động vệ sinh, tẩy rửa cảm biến giúp giảm tần suất bảo trì còn 6 tháng/lần.

“Từ những giải pháp trên, nhà Nước ta cần thay thế dần hạ tầng server truyền thống bằng hạ tầng điện toán đám mây. Còn các doanh nghiệp tự khắc có nhu cầu nâng hệ thống lên 3.0 và 4.0 nếu đã từng sử dụng công nghệ 1.0 và 2.0.”, TS. Hoàng Việt Anh cho hay.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh - Giảng viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, vai trò của công nghiệp 4.0 trong giám sát, phân tích và mô hình hóa ô nhiễm không khí. Hiện tại, các ứng dụng công nghệ 4.0 như vạn vật kết nối (IoT), điện toán đám mây (The Cloud), phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm tốt vai trò giám sát và phân tích ô nhiễm không khí. Chẳng hạn, hệ thống AI giúp lập bản đồ phân bố ô nhiễm bụi mịn PM25 toàn quốc bằng phương pháp học máy thống kê. Theo đó, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động giao lưu, chia sẻ và hợp tác giữa chính quyền, nhà nghiên cứu/phát triển ứng dụng, người dân, vì một môi trường không khí xanh và sạch.

Theo bà Phan Thanh Hải - CEO PAM Air, những năm gần đây, PAM Air đã trở thành ứng dụng khoa học khí tượng và công nghệ thông tin hiện đại cung cấp hệ sinh thái IoT bao gồm thiết bị đo, hệ thống phần mềm vận hành ứng dụng và ứng dụng thông minh, cung cấp dữ liệu theo thời gian thực, chính xác và chi tiết nhất về chất lượng không khí tại Việt Nam với hơn 400 điểm đo 24/24 trên toàn bộ 63 tỉnh thành”.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Minh - Chuyên gia công nghệ thông tin, nếu như trước kia, các hộ gia đình và doanh nghiệp phải chờ đến cuối tháng để biết được hóa đơn tiền điện của mình, giờ họ có thêm những công cụ mới cho phép theo dõi điện năng tiêu thụ của từng thiết bị theo thời gian thực./.

Bạn đang đọc bài viết Tọa đàm “Câu chuyện môi trường trong thời đại 4.0”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.