Thứ sáu, 26/04/2024 02:35 (GMT+7)

TP. HCM: 1.700 hộ nuôi cá và trồng lúa bị bủa vây bởi ô nhiễm

MTĐT -  Thứ sáu, 15/06/2018 14:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo thống kê của UBND TP. HCM, chỉ tính riêng một số khu vực phía tây thành phố, như: Bình Chánh, Hóc Môn, hiện còn khoảng 15 tuyến kênh rạch trong tình trạng ô nhiễm nặng.

Ngoài nước thải từ các khu công nghiệp, vẫn còn hơn 85% nước thải sinh hoạt chưa xử lý thải ra môi trường. Hiện thành phố mới chỉ có 2 nhà máy xử lý nước thải là nhà máy Bình Hưng công suất 141.000m3/ngày và Bình Hưng Hòa - lưu vực Bình Tân (30.000 m3/ngày).

Vừa qua, UBND huyện Bình Chánh có văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng có giải pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn huyện này bởi đang gây ảnh hưởng đến hơn 1.700 hộ nuôi cá và trồng lúa nơi đây.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn này, không chỉ nguồn nước thải công nghiệp mà cả nước thải sinh hoạt đô thị vẫn chưa được xử lý thải ra. Ngoài nguồn nước đến từ kênh Chợ Đệm chảy sang, UBND huyện Bình Chánh cũng cho rằng hiện trên địa bàn huyện này còn nhiều nguồn nước thải công nghiệp không đạt chuẩn xả ra môi trường, làm ô nhiễm kênh rạch và diện tích ô nhiễm ngày càng lan rộng.

Một đoạn kênh Trung ương (xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh) ngập rác, nước đen, hôi thối. Ảnh: T.T.Đ. 

Đáng chú ý là tình trạng nước thải công nghiệp tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân chảy tràn vào hệ thống nước mưa, đổ ra nhiều nhánh kênh B, kênh C rồi thông ra sông Chợ Đệm. Các hộ nông dân nuôi cá và trồng lúa sử dụng nguồn nước từ kênh rạch và gần đây đã xuất hiện tình trạng cá chết nhiều hơn, cây trồng bị ảnh hưởng.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, UBND huyện đã triển khai thực hiện đề án nâng cao chất lượng thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất, xử lý chất thải chăn nuôi và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020; tập trung triển khai thực hiện Chương trình “Giảm ô nhiễm môi trường” trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2020.

Được biết, sắp tới TP. HCM sẽ đầu tư xây dựng 11 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt với tổng công suất xử lý đạt gần 1,9 triệu m3/ngày vào năm 2020 và tăng lên hơn 3 triệu m3/ngày vào năm 2030 mới đáp ứng được yêu cầu về xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố.

Theo Dân Việt

Bạn đang đọc bài viết TP. HCM: 1.700 hộ nuôi cá và trồng lúa bị bủa vây bởi ô nhiễm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.