Thứ bảy, 20/04/2024 12:13 (GMT+7)

TP.HCM: Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn

Thành Võ -  Thứ hai, 12/11/2018 15:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1485/QĐ-TTg ngày 6 tháng 11 năm 2018 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xử lý chất thải rắn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi lập quy hoạch chia làm hai loại là trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Theo ranh giới hành chính TP.HCM với diện tích 2.095,6 km2 (bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành). Về phần phạm vi nghiên cứu gián tiếp: Bao gồm TP.HCM và các tỉnh thuộc vùng TP.HCM gồm Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang với diện tích khoảng 30.404 km2, dân số khoảng 18 triệu người.

Toàn cảnh khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước - khu xử lý chất thải rắn lớn nhất TP.HCM hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch là các loại hình chất thải rắn cần nghiên cứu trong Quy hoạch xử lý chất thải rắn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn xây dựng và cuối cùng là bùn cặn.

Quan điểm lập quy hoạch phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 và các quy hoạch ngành khác có liên quan. Ngoài ra, còn phải phù hợp với Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thêm nữa, cần phải khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát huy tính cạnh tranh, đồng thời bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để đáp ứng nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, phù hợp với tập quán của người dân, bảo đảm sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững. Đảm bảo các mục tiêu về an ninh chất thải, an ninh quốc phòng của TP, ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu.

Mục tiêu lập quy hoạch đó là đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn trên toàn TP, giải quyết các vấn đề tồn tại cũng như hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn ở TP hiện nay, nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn và cải thiện chất lượng môi trường cũng như bảo đảm sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững đô thị.

Ngoài ra, một mục tiêu quan trong trong việc lập quy hoạch xử lý chất thải rắn TP.HCM đó là nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường; Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính, nguồn nhân lực cho quản lý nhà nước về chất thải rắn; Nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về quản lý chất thải rắn của người dân.

Quy hoạch xử lý chất thải rắn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 gồm có:  Xác định phân vùng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM và liên vùng (nếu có); Xác định phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; Xác định vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và chôn lấp chất thải rắn; Xác định khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn theo từng giai đoạn quy hoạch; Tổng quỹ đất dành cho việc trung chuyển và xử lý chất thải rắn theo từng giai đoạn quy hoạch.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ