Thứ sáu, 26/04/2024 06:11 (GMT+7)

Triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy 2016

MTĐT -  Thứ năm, 03/12/2015 11:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 24/11, tại Hòa Bình, Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy tổ chức hội nghị lần thứ bảy với sự tham dự của lãnh đạo các tỉnh trong khu vực, các bộ, ngành liên quan.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc và ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy chủ trì hội nghị.

Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với tổng diện tích tự nhiên 7.388 km2, chiều dài khoảng 242 km gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội. 

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 10/2015, trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng 1.950 nguồn thải, trong đó 1.542 nguồn thải là cơ sở sản xuất, kinh doanh, 40 nguồn thải của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 132 cơ sở y tế, 142 làng nghề.

Trong 5 năm (2011- 2015), Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đã triển khai, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên lưu vực với số tiền 72,885 tỷ đồng. Các tỉnh đã triển khai hàng trăm dự án, công trình hạ tầng, mô hình quản lý, bảo vệ môi trường trong lưu vực như: Dự án trồng rừng đầu nguồn sông Nhuệ - sông Đáy tại tỉnh Hòa Bình; mô hình xử lý môi trường làng nghề của tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và thành phố Hà Nội; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế cho các bệnh viện; đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến của thành phố Hà Nội…

Việc phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường một cách tổng thể, đồng bộ có bước chuyển biến tích cực; song 6 mục tiêu các tỉnh, thành phố đề ra đều chưa thực hiện được như xử lý cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phòng chống suy thoái nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Việc xử lý nước thải sinh hoạt trên toàn lưu vực hiện đạt gần 10%.

Năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu việc ban hành cơ chế chính sách về sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, hạn ngạch nước thải vào các lưu vực sông liên tỉnh; tiến tới xem xét việc phân bổ hạn ngạch xả nước thải; phát triển và quản lý thị trường trao đổi hạn ngạch xả nước thải trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

Bên cạnh đó, ban hành các quy định gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương và người đứng đầu các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý tại từng địa phương; xây dựng các quy định phát triển hành lang xanh các dòng sông trên lưu vực; áp dụng thử nghiệm cho một đoạn sông, từ đó nhân rộng cho toàn bộ các sông trên lưu vực nhằm cải thiện chất lượng nước, khôi phục cảnh quan, hệ sinh thái.

UBND 5 tỉnh trong lưu vực tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện cập nhật chia sẻ thông tin, dữ liệu quản lý các nguồn thải trên lưu vực sông. 

Theo TMT

Bạn đang đọc bài viết Triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy 2016. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.