Thứ sáu, 19/04/2024 12:14 (GMT+7)

Vụ dân vây nhà máy thép: Dân muốn di dời, TP tiếp tục... ghi nhận

MTĐT -  Thứ tư, 28/02/2018 21:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Người dân cho rằng thành phố chưa có câu trả lời thỏa đáng nên sẽ tiếp tục bao vây nhà máy thép, trong khi đó chủ doanh nghiệp lại xin bà con bình tĩnh vì mỗi ngày công ty đang lỗ hàng tỷ đồng.

Người dân muốn câu trả lời thỏa đáng

Chiều ngày 28/2, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh tiếp tục có buổi đối thoại với người dân sống gần Công ty CP Dana – Ý và Công ty CP Dana – Úc gây ô nhiễm.

Hàng trăm người dân tham gia buổi đối thoại.

Tại buổi đối thoại, ông Phan Nhạn, trú thôn Vân Dương 2, bức xúc cho biết: “Nhà máy hoạt động lâu, chúng tôi đã kêu gọi nhiều lần. Yêu cầu đóng cửa lò nấu. Nếu giải tỏa thì đưa đi nơi nào chứ không đưa lên khu tái định cư hòa Liên 6 vì lên đó khói bụi ở đây cũng bay lên, chúng tôi không chấp nhận”.

Cùng chung quan điểm ông Trương vân Long thì cho rằng, qua nhiều lần tiếp xúc và hứa di dời dân nhưng đến nay vẫn thế.

Ông Huỳnh Văn Tân, Tổng giám đốc nhà máy thép Dana Ý xin người dân cho nhà máy tiếp tục hoạt động thêm một thời gian nữa.

“Phó chủ tịch về đây có giải quyết được ô nhiễm khói bụi ko? Nếu giải quyết không được thì giải quyết nhà máy. Dân di dời lên khu tái định cư cũng ko khỏi ô nhiễm. Nhà máy hoạt động vẫn ảnh hưởng. Di dời nhà máy là hợp lý hơn.

Đề nghị dừng hoạt động dứt điểm để tránh xung đột quyền lợi, sức khỏe của người dân. Đến nay dân chịu không nỗi nữa. Để nghị dừng hẳn. Thực trạng chết và đang bị ung thư ở đây rất nhiều rất”, ông Long nói.

Ông Nguyễn Ngô (80 tuổi, trú thôn Vân Dương 2) cho biết: “Năm 2017, PCT có gặp dân chúng tôi. Dân chúng tôi chịu 10 năm rồi, cố gắng chịu thêm 1 năm nữa. chúng tôi xin nhà máy đi để dân chúng tôi ở lại.

Nhưng PCT nói không được khu này sẽ là khu đô thị nên ở không được. Nhà máy tồn tại 1 thời gian nữa rồi cũng sẽ đi. Nhưng chúng tôi chờ mãi đến cuối năm 2017 nhưng rồi cũng chẳng thấy di dời”.

Ông Võ Đình Thanh thôn Vân Dương 2 cho rằng nguồn nước của khu đất nhà mình bị ô nhiễm do nhà máy thép

Còn ông Phạm Mai (trú Vân Dương 2) cũng chia sẻ: Do bức xúc quá nên người dân mới tập trung ở nhà máy. Đồng thời, đề nghị thành phố đừng hứa nữa mà hãy sớm đưa ra quyết định, 1 là di dời nhà máy, 2 là di dời dân và lộ trình như thế nào.

“Thực ra, mỗi ngày nhân dân ô nhiễm quá, ồn ào quá. Có nhà máy thì bà con có việc làm, nhưng phải xác định ăn để sống hay sống để ăn. Chúng tôi đề nghị: 1 dân chúng tôi đi và đi như thế nào, 2 là nhà máy đi, dân ở lại. Khi nào dân chúng tôi được di dời thì nhà máy mới được hoạt động”, ông Mai quả quyết.

Doanh nghiệp “than khổ”, chính quyền tiếp tục… ghi nhận

Ông Huỳnh Văn Tân, Tổng giám đốc nhà máy thép Dana Ý cho biết: Chúng ta đã gặp nhau nhiều lần và bà con đồng ý đi và nhà máy lộ trình cũng phải đi. Nhà máy cũng ký văn bản chấp thuận.

“Việc đi thì phải có lộ trình. Nhưng ngân sách TP không đủ, TP chỉ lo được tái định cư thôi, còn giải tỏa nhà máy phải lo sau này TP trả lại cho DN. Bà con bức xúc là đúng. Nhưng bây giờ bà con đưa ra giải pháp không cho nhà máy hoạt động thì tiền đâu mà giải tỏa đền bù”, ông Tân nói.

Ông Tân cũng chia sẻ thêm, việc bị phong tỏa dẫn đến ngừng sản xuất khiến mỗi ngày khiến công ty mất hàng tỉ đồng.

“Những ngày qua, công ty rất khốn khó và có nguy cơ bị phạt hàng chục tỉ đồng vì chậm trễ đơn hàng", ông Tân nói.

Trong khi đó, ông Hồ Kỳ Minh cho biết, giải quyết vấn đề nhà máy như thế nào, bản thân lãnh đạo thành phố đều rất lúng túng. Bởi cả 2 phương án đưa ra (di dời nhà máy hay phương án di dời dân) đều không có phương án tối ưu.

Hai phương án đều xấu, vấn đề phải chọn ra được một phương án ít xấu nhất cho cả người dân, doanh nghiệp và chính quyền.

Ông Hồ Kỳ Minh cho biết chưa tìm được nơi để di dời 2 nhà máy.

“Đầu tiên định di dời hai nhà máy, nhưng các cơ quan của thành phố rà soát vẫn không tìm được vị trí để di dời hai nhà máy. Bây giờ có hai phương án là dời dân và di dời nhà máy chậm hơn 1 chút và phương án di dời nhà máy.

Cả 2 phương án đều phải đối mặt với lượng kinh phí lớn. Nếu di dời dân, chúng ta phải đối mặt với áp lực tái định cư. Muốn di dời dân thì phải có khu tái định cư. Di dời 2 nhà máy tức là họ phải đóng cửa thì phải đền bù và cả 2 phương án đều không có phương án tối ưu”, ông Minh nói.

Ông Minh cũng cho biết, hôm nay xin ghi nhận ý kiến của người dân để báo cáo lại với thành phố và sẽ báo cáo kết quả vàng thứ 2 tuần sau.

Kết thúc buổi đối thoại, cho rằng câu trả lời của Minh và ông Tân chưa thoải đáng, người dân thôn Vân Dương khẳng định vẫn sẽ bao vây nhà máy đến khi nào thành phố đưa ra quyết định thì mới cho nhà máy hoạt động lại.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết Vụ dân vây nhà máy thép: Dân muốn di dời, TP tiếp tục... ghi nhận. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Nam Hà

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?