Thứ sáu, 19/04/2024 05:44 (GMT+7)

Xây dựng cống thu gom nước thải sẽ giảm ô nhiễm sông Tô Lịch

Lam Vy -  Thứ tư, 04/12/2019 08:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Xây hệ thống cống đặt dọc hai bên bờ sông Tô Lịch để thu gom nước thải. Theo tôi, đó là phương án tốt, vì nó có thể tách được nước thải ra khỏi nước sông sẽ làm cho môi trường".

Hà Nội đang tìm phương án khác để xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch sau khi việc thí điểm bằng công nghệ Nhật Bản không thành công như mong đợi.

Mới đây, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố vừa có buổi tiếp xúc cử tri tại quận Thanh Xuân. Tại buổi họp, lãnh đạo TP Hà Nội đã giải đáp thắc mắc của cử tri liên quan đến “hồi sinh” sông Tô Lịch.

Tìm phương án khác để xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - ông Lê Văn Dục cho biết, thành phố đang nghiên cứu 3 phương án giải quyết ô nhiễm ở sông Tô Lịch. Việc thu gom toàn bộ nước thải, lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng việc này không khả thi do có quá nhiều điểm xả thải, chi phí xây dựng sẽ rất lớn.

Phương án thứ hai của công ty Việt Nhật mà thành phố mời thí điểm dùng công nghệ Nano-Bioreactor. Tuy nhiên, theo ông Dục đánh giá đơn vị này "chưa thành công". Bên cạnh đó, thành phố cũng cho xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch và một số hồ bằng các chế phẩm sinh học, hóa học. Nhưng ông Dục vẫn cho rằng các kết quả chưa thực sự khả quan và áp dụng sẽ khó hiệu quả.

Hà Nội đang tìm phương án khác để xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch sau khi việc thí điểm bằng công nghệ Nhật Bản không thành công như mong đợi.

Hiện, chỉ còn phương án cuối cùng là xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải đặt dọc hai bên bờ sông, nước thải sẽ được đưa về nhà máy nước thải Yên Xá để xử lý”, ông Dục nói.

Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, theo tiến độ việc xây dựng hệ thống cống thu gom hoàn thành vào năm 2020, nhưng đang chậm tiến độ; dự kiến năm 2021 hệ thống thu gom này sẽ hoàn thành và giải quyết được vấn đề ô nhiễm sông Tô Lịch.

Xây dựng hệ thống cống hai bên bờ sông Tô Lịch là phương án tốt

Khi đề xuất xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải được đưa ra đã có nhiều chuyên gia cho rằng đó là phương án tốt và sẽ giải quyết được tình trạng ô nhiễm tại sông Tô Lịch. Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về vấn đề này ông Nguyễn Trọng Dương - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước cho biết thêm: “Hà Nội muốn xây hệ thống cống đặt dọc hai bên bờ sông Tô Lịch để thu gom nước thải về nhà máy xử lý Yên Xá. Theo tôi, đó là phương án tốt. Vì nó có thể tách được nước thải ra khỏi nước sông sẽ làm cho môi trường tốt hơn. Chỉ gọi đó là phương án tốt chứ chưa dùng tới phương án khả thi, bởi danh từ “khả thi” trong kỹ thuật thì phải đầy đủ các yếu tố về kinh tế, tài chính, kỹ thuật và môi trường”.

Để tìm hiểu thông tin về phương án mới của Hà Nội cũng như quan điểm của chuyên gia về phương án thí điểm sử dụng công nghệ Nano- Bioreactor của công ty Việt Nhật trong thời gian qua. PV đã có cuộc trao đổi nhanh với PGS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường trực thuộc Hội Cấp thoát nước Việt Nam. Ông Hạ cho rằng, trong dự án xử lý nước thải Yên Xá đã triển khai gói thầu số 2. Hiện nay đang triển khai thầu số 4 đã đấu thầu xong, còn gói thầu số 1 đang trong thời gian xây dựng. Gói thầu số 2 và số 3 là gói thầu để xây dựng hai tuyến cống thu gom bằng phương pháp khoan kích ngầm nằm dưới lòng sông Tô Lịch và dưới lòng sông Lừ chảy dọc sông,  đang chuẩn bị đấu thầu. Kế hoạch là cuối năm 2020 đầu năm 2021 sẽ xong nhưng do quản lý dự án còn nhiều bất cập nhất định đã kéo dài tới tận bây giờ mới đầu thầu, đáng lý ra thì đã xong rồi.

PGS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường trực thuộc Hội Cấp thoát nước Việt Nam.

Còn nói về công nghệ Nano-Biorector của Nhật, ông Hạ cho rằng: “Đó là công nghệ không phù hợp với sông Tô Lịch, nó chỉ phù hợp với các hồ tù, sông Tô Lịch nước thải đổ vào hàng ngày.  Nếu áp dụng thì công nghệ đó chỉ phù hợp và có hiệu quả cao đối với các hồ, đối với sông Tô Lịch là không phù hợp bởi không phải công cụ nào, phương tiện nào cũng là vạn năng. Biện pháp tốt nhất phải là thu gom nước thải đi nếu sau này muốn tạo dòng chảy cho sông thì có thể bổ cập nước sông Hồng, tất nhiên có thể bổ cập bằng nước ở Hồ Tây. Nhưng bổ cập nước sông Hồng trong quy hoạch phân nước Hà Nội đã có quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2012, quyết định 725 của Chính phủ. Không thể cứ có phương pháp mới nào thì cũng đẩy vào để làm thử nghiệm ở sông Tô Lịch, tôi rất ngạc nhiên vì HN lại cho làm thử nghiệm, nếu muốn thử nghiệm thì có thể mang ra một hồ nào đó để làm, còn sông Tô Lịch đã có dự án triển khai sao lại có thể đưa vào sông Tô Lịch làm như vậy được”.

Trước đó, ngày 12/11, lãnh đạo UBND Hà Nội đã có buổi làm việc với Tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản và Công ty cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) về kết quả thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.

Để đánh giá toàn diện quá trình thí điểm, UBND Hà Nội đề nghị JVE gửi Sở Xây dựng hồ sơ, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến công nghệ Nano-Bioreactor; giấy chứng nhận công nghệ xử lý của Chính phủ Nhật Bản hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận...

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng cống thu gom nước thải sẽ giảm ô nhiễm sông Tô Lịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.