Thứ năm, 28/03/2024 22:19 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 21/8/2019

MTĐT -  Thứ tư, 21/08/2019 09:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 21/8/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 21/8/2019.

Bình Thuận: Quyết liệt vào cuộc Chống rác thải nhựa

Nhằm thực hiện phong trào thi đua "Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông" của Bộ TN&MT và lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức phong trào Chống rác nhựa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các Sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, UBND cấp huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp về phát động phong trào "Chống rác thải nhựa ", tác hại của rác thải nhựa để hạn chế việc sử dụng và thải ra môi trường.

Đồng thời, khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; lồng ghép phát động các chủ đề về tác hại của các sản phẩm nhựa, túi nilon khó phân hủy đối với môi trường, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon khó phân hủy, thu gom rác thải các sản phẩm nhựa, túi nilon khó phân hủy vào các chiến dịch ra quân tuyên truyền vào các ngày kỷ niệm về môi trường.

UBND tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể tỉnh tập trung triển khai một số nội dung như: Hạn chế và tiến tới không sử dụng nước uống đóng chai nhựa sử dụng một lần và ống hút nhựa trong tất cả các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, thay vào đó sử dụng các vật dụng thay thế khác như: ly sứ, thủy tinh, bình đựng nước dùng nhiều lần, bình nước lớn…

Cùng với đó, phát động phong trào không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần khó phân hủy như: ống hút, chai nước, hộp nhựa đựng thức ăn, chén, đĩa nhựa,… trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị; hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong việc mua sắm văn phòng phẩm tại cơ quan, đơn vị; tích cực tái sử dụng các loại bì nhựa, hộp nhựa đựng tài liệu.

Các nhà khoa học tiết lộ nguyên nhân Greenland mất đi 12,5 tỷ tấn băng chỉ trong 1 ngày

Ngày 2/8 vừa rồi được nghi nhận là ngày mất mát lớn trong lịch sử khi 12,5 tỷ tấn băng tại Greenland bị tan chảy. Đây là một lời cảnh tỉnh nghiêm trọng về hiện trạng khủng hoảng khí hậu.

Làng Kulusul là một căn cứ của chương trình theo dõi băng tan tại Greenland (Oceans Melting Greenland, viết tắt OMG) của NASA, Mỹ. Các nhà khoa học OMG tới khảo sát hòn đảo lớn nhất thế giới này sau trận nắng nóng kỉ lục tại Mỹ và các nước Châu Âu, gây ra sự tan chảy hàng loạt của các khối băng.

Nhà hải dương học Josh Willis của NASA cho biết băng tan không chỉ do nhiệt độ không khí tăng cao mà còn do nước biển nóng lên khiến cho các dòng sông băng tan chảy từ phía dưới. Ông Willis cho biết: "Chỉ riêng lượng băng tại Greenland đã có khả năng khiến mực nước biển tăng 7,5m. Lượng nước này có thể nhấn chìm toàn bộ các bờ biển trên khắp hành tinh".

Mới đây, NASA đã điều một chiếc máy bay quân sự lớn để đưa các nhà khoa học OMG xem xét bề mặt của Greenland từ trên cao. Nhà nghiên cứu khí hậu của NASA, Ian Fenty cho biết: "Rất hiếm khi tại nơi nào trên hành tinh từ độ cao 700m mà không hề có một sự thay đổi nhiệt độ nào. Thông thường, chúng ta sẽ thấy nước lạnh hơn ở độ cao hơn 100m. Nhưng trong lúc chúng tôi kiểm tra, ngay trên sông băng, nhiệt độ rất ấm. Những dòng nước ấm này có thể tiếp xúc tực tiếp với băng gây tan chảy".

Công trình gây ô nhiễm trầm trọng

Tin tức trên báo SGGP cho biết, công trình tại đường Số 3, phường 10 quận Gò Vấp, TPHCM đang gây ô nhiễm khói bụi trầm trọng.

Vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng tràn ra đường, bùn đất từ phương tiện vận chuyển rơi vãi trên đường không được dọn rửa...

Thời tiết hanh khô, lớp bụi dày đặc phát tán (ảnh) khiến người đi đường phải bịt mũi, nín thở, mắt nhắm mắt mở mỗi khi đi ngang qua, gây khó khăn, nguy hiểm cho việc tham gia giao thông.

Australia phát thải SO2 lớn thứ 12 thế giới

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, báo cáo trích dẫn dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, mặc dù 5 quốc gia có mức độ phát thải khí SO2 lớn nhất thế giới là Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Mexico và Iran, nhưng nếu so về độ phát thải tại mỗi khu vực thuộc Top 100 điểm nóng ô nhiễm SO2, tổ hợp khai thác các nhà máy luyện chì và đồng tại núi Isa thuộc bang Queensland hiện sở hữu nguồn khí độc hại lớn nhất.

Hai trong số các thung lũng du lịch nổi tiếng khác là La Trobe Valley ở bang Victoria và Hunter Valley ở bang New South Wales, cũng có tên trong danh sách, do sở hữu các nhà máy nhiệt điện hoạt động trong khu vực.

Báo cáo của Greenpeace chỉ ra rằng các điểm nóng tại bang Victoria đã ảnh hướng tới 470.000 người sống trong khu vực, trong khi tại bang New South Wales con số này là 1,7 triệu người.

Ông Jonathan Moylan, nhà vận động của tổ chức Greenpeace Australia Pacific, cho rằng việc xác định các điểm nóng SO2 là rất quan trọng vì ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ra 4.000 ca tử vong mỗi năm.

SO2 là một loại khí thải độc hại hình thành phần lớn từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và khai thác đồng. SO2 sau khi được giải phóng sẽ tạo thành các hạt độc hại, tác động tới sức khỏe con người, gây ra các bệnh lý mất trí nhớ, tim và phổi.

Theo ông Moylan, các nhà máy điện của Australia là một trong những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới vì các nhà máy này được phép phát thải ô nhiễm không khí nhiều gấp 8 lần so với các nhà máy điện ở Trung Quốc.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 21/8/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.