Thứ bảy, 20/04/2024 11:37 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/8/2019

MTĐT -  Thứ tư, 28/08/2019 10:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/8/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/8/2019.

Đốt dọn thực bì cháy lan, 30ha rừng bị thiêu rụi

Ngày 27/8, ông Ngô Khánh Toàn- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phù Mỹ (Bình Định) cơ quan này đang phối hợp với chủ rừng và chính quyền địa phương kiểm tra, đo đếm diện tích rừng thiệt, sau khi đám cháy rừng tại xã Mỹ Chánh Tây được khống chế.

Đám cháy rừng được phát hiện tại xã Mỹ Chánh Tây lúc 15h ngày 25/8.

Nắng nóng gay gắt 36-37 độ đã khiến ngọn lửa bùng phát nhanh và dữ dội.

Địa phương huy động 369 người, gồm bộ đội, dân quân, kiểm lâm, người dân, cùng với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp với 3 kíp xe, phối hợp chữa cháy.

Sau gần 20 giờ đồng hồ cháy liên tục, đến 10h ngày 26/8 đám cháy mới được khống chế.

Trước số liệu của một báo cáo nói, diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 30ha, thì ông Toàn cho biết, đó là con số ước tính.

“Chúng tôi vừa xử lý xong đám cháy, hiện đang phối hợp với chủ rừng và chính quyền địa phương kiểm tra, đo đếm diện tích rừng thiệt. Riêng diện tích rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng bị thiệt hại được xác định là 5ha. Rừng sản xuất và cây lâm nghiệp trên núi đá, cháy da báo, nhiều khu vực là đá, chúng tôi đang kết hợp với các hộ dân trồng rừng để kiểm tra, đo đếm, thống kê diện tích và chủ rừng có thiệt hại; đồng thời xác định điểm phát cháy”- Ông Toàn thông tin.

Lượng rác thải khổng lồ từ pin mặt trời

Theo một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, năm 2017, toàn thế giới thải ra 43.500 tấn tấm pin mặt trời.

Ước tính, con số này sẽ đạt 8 triệu tấn vào năm 2020 và vào năm 2050 là 78 triệu tấn. Trong đó châu Á là châu lục thải ra nhiều tấm pin mặt trời nhất với 3,5 triệu tấn vào năm 2030. Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu trong việc lắp đặt tấm pin mặt trời và cũng là nước thải ra nhiều nhất.

Châu Âu đứng thứ hai khi sẽ thải ra 3 triệu tấn vào năm 2030. Trong khi cũng vào năm này, châu Mỹ sẽ thải ra 1 triệu tấn tấm pin mặt trời còn châu Đại dương và châu Phi ước tính thải ra hơn 100 nghìn tấn.

Chỉ có ở châu Âu, các tấm quang điện được xếp vào hạng mục rác thải điện tử. Tức là các nhà sản xuất phải có trách nhiệm để giảm tối đa lượng rác thải khi vứt bỏ những tấm pin mặt trời đó đi.

Còn ở Bắc Mỹ và châu Á, những nơi sản xuất 70% năng lượng mặt trời của thế giới, thì quy định quản lý việc tái chế các tấm pin mặt trời còn khá lỏng lẻo.

Các chuyên gia cho biết hoàn toàn có thể tái chế các tấm quang điện một cách an toàn, hiệu quả tới 90-96%. Như vậy, điều còn thiếu bây giờ có lẽ là một cơ chế, để từ nhà sản xuất đến người sử dụng có thể dự báo trước, rồi phối hợp với nhau xử lý các tấm pin đã qua sử dụng.

Nước đen ngòm, rác thải bủa vây cảng cá lớn nhất Nghệ An

Cảng cá Lạch Vạn, huyện Diễn Châu là cảng cá tấp nập nhất của huyện, và cũng là một trong những cảng cá lớn nhất tỉnh Nghệ An, là nơi neo đậu 447 tàu thuyền của ngư dân xã Diễn Ngọc, và hàng trăm tàu cá của các địa phương lân cận.

Song, cảng cá này hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng, bởi mùi hôi thối nồng nặc và rác thải bủa vây, nhất là thời điểm tàu thuyền về bến.

Nguy hiểm hơn, không những cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề, mỗi khi hải sản khai thác về cũng được rửa ở đây, trước khi xuất bán.

Nhiều người dân nhận định, hải sản đánh bắt ngoài khơi, có thể không bị ô nhiễm, nhưng do được tư thương rửa ở ngay dòng nước đen ngòm này, nên không còn an toàn, nhìn đã thấy “ghê”.

Hiện, rác thải các loại tại cảng cá xuất hiện khắp nơi, nhất là ở khu vực 2 bên cánh gà của cảng. Người dân xã Diễn Ngọc cho biết: lượng rác quá nhiều, lâu ngày không được thu dọn nên bốc mùi hôi thối, gây ách tắc các cống thoát nước, mặc dù có được thu dọn nhưng chỉ vài ngày, rác lại tràn ngập.

Nhìn dòng nước tại cảng đen ngòm, hôi thối khiến ai cũng phải"rùng mình".

Nga chế tạo lá chắn có khả năng nghiền vụn rác thải vũ trụ

Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos vừa sáng chế ra một hệ thống lá chắn bảo vệ vệ tinh trước sự tấn công từ các vật thể bay trong không gian.

Rosmoscos đã nộp bằng sáng chế cho Cơ quan sở hữu trí tuệ Rospaten. Theo đài Sputnik, thiết bị này là một lá chắn hai lớp được làm từ các tấm nhôm, bên ngoài bề mặt bao phủ bởi nhiều gai nhọn hình nón hợp kim cứng đặt so le. Các khoảng trống giữa các hình nón được lấp đầy hợp kim carbon pha thêm sợi carbon. Đây là một vật liệu tổng hợp được sử dụng để chế tạo tàu vũ trụ và mũi tên lửa.

Cơ chế hoạt động của thiết bị này là phá vụn vật thể bay trong không gian khi xảy ra va chạm. Các mảnh vụn sẽ phân tán theo các hướng khác nhau, chạm vào đế hình nón của lá chắn bảo vệ. Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống sẽ được thiết kế nhẹ hơn 10% so với lá chắn bằng phẳng thông thường.

Hiện vệ tinh và tàu vũ trụ đang sử dụng nhiều hệ thống lá chắn khác nhau để tự vệ trước “rác thải vũ trụ”. Thậm chí, Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) còn thay đổi cả quỹ đạo khi nguy cơ bùng nổ các vật thể bay dày đặc trong không gian.

Trước đó, Roscosmos đã phát minh ra vệ tinh có khả năng tự hủy nhằm hạn chế gia tăng khối lượng các vật thể nhân tạo trôi nổi trong không gian. Theo đó, vệ tinh sẽ tự hủy dưới tác động của những yếu tố không gian bên ngoài, chủ yếu là sự đốt nóng. Phát minh về vệ tinh mới yêu cầu sử dụng vật liệu có đặc tính thăng hoa, tức là bỏ qua giai đoạn hóa lỏng, chuyển hóa trực tiếp từ trạng thái rắn sang thể khí mà không biến thành chất lỏng khi bị nung nóng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/8/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ