Thứ bảy, 20/04/2024 06:59 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 13/6/2019

MTĐT -  Thứ năm, 13/06/2019 10:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 13/6/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 13/6/2019.

Cá chết hàng loạt gây ô nhiễm nghiêm trọng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng

Ngày 13/6, ông Nguyễn Duy Tiên, Phó Giám đốc Công ty Công trình Đô thị Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng cho biết: Đến thời điểm này, tình trạng cá chết vẫn xảy ra trên hồ Đồng Nai thượng và Đồng Nai hạ giữa lòng thành phố Bảo Lộc.

Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đã đem mẫu nước đi xét nghiệm nhưng chưa xác định được nguyên nhân.

Hơn 10 ngày qua, tại hồ Đồng Nai thượng và Đồng Nai hạ là hồ cảnh quan của thành phố Bảo Lộc đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, nổi đầy trên mặt hồ. Tại góc hồ, đoạn đối diện với đường Cù Chính Lan, hàng trăm con cá chép, cá rô phi chết nổi trắng, trương phình bốc mùi hôi thối nồng nặc khiến nhiều người dân khu vực bên bờ hồ không dám mở cửa ra ngoài. Công ty Công trình Đô thị Bảo Lộc đã phải cử 1 tổ từ 3- 4 người thường xuyên túc trực, vớt cá chết đưa đi tiêu hủy.

Theo ông Nguyễn Duy Tiên, mỗi ngày tổ này đã vớt được từ 40 - 50kg cá chết trên cả hai lòng hồ. Nhưng đến sáng 13/6, tình trạng cá chết vẫn chưa dừng lại, nhiều con nhỏ vẫn nổi lập lờ và chết dần. Do đó, công ty phải cử người túc trực, cá chết nổi đến đâu vớt đến đó để tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Công ty đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu nước để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết từ cơ quan chức năng để có hướng xử lý, khắc phục sự cố trên.

Hồ Đồng Nai thượng và Đồng Nai hạ được xem là “lá phổi” của thành phố Bảo Lộc. Trước khi xảy ra sự cố này, mỗi ngày có hàng trăm người tới đây để tận hưởng bầu không khí trong lành. Tuy nhiên hơn 10 ngày qua, không có ai dám đến gần khu vực này bởi nguồn nước và không khí đã bị ô nhiễm.

Chất lượng không khí xấu do đốt rơm rạ

Theo số liệu quan trắc chỉ số CLKK (AQI) của Sở TN&MT Hà Nội, trong hơn tuần qua, AQI cao nhất tại 2 trạm quan trắc CLKK giao thông Minh Khai và Phạm Văn Đồng lần lượt là 112 và 111, đều giảm so với tuần trước, chủ yếu duy trì mức kém. Đối với các trạm quan trắc giao thông nội đô, CLKK tại 2 trạm Hoàn Kiếm và Thành Công chủ yếu duy trì ở mức trung bình. Riêng trạm Hàng Đậu, số ngày AQI ở mức kém tăng so với tuần trước đó.

Một trong những nguyên nhân khiến CLKK trên địa bàn TP có xu hướng giảm, được các chuyên gia môi trường nhận định, có thể trong thời gian gần đây, khu vực ngoại thành đang vào mùa thu hoạch lúa, người dân đốt rơm rạ sẽ phát thải các chất khí bụi CO2, CO, NOx vào môi trường, khiến nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng tăng cao đột biến vào thời điểm chiều tối tới đêm khuya.

GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, việc đốt lượng phế thải nông nghiệp khổng lồ này sẽ tạo ra một lượng lớn các khí CO, CO2, NO2, SO2 và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển và hạn chế tầm nhìn giao thông. Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, ho, hắt hơi, lợm giọng, buồn nôn, thở khò khè hoặc có cảm giác ngạt thở... Đặc biệt, vào những ngày trời ẩm hoặc đứng gió, khói rơm khuếch tán chậm trong không khí còn gây tác hại dài ngày.

Ruộng đồng nứt nẻ, hồ thủy lợi trơ đáy

Tin tức trên báo Dân Việt cho biết, theo Chi cục Thủy lợi (Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An), toàn tỉnh  có 96 hồ chứa nhưng hiện chỉ còn 4 hồ chứa còn đầy nước, 92 hồ còn lại mực nước chỉ đạt trên 50%. Riêng các hồ chứa do địa phương quản lý chỉ đạt từ 30 - 40% lượng nước, trong đó có một số hồ đã cạn kiệt nguồn nước.

Những ngày này, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An nắng nóng cao điểm, kéo dài từ 39 - 41 độ C, khiến cho nhiều nơi hồ thủy lợi cạn trơ đáy, người nông dân muốn xuống đồng để cấy vụ hè thu nhưng thiếu nước đành phải chờ mưa. Trao đổi với Báo NTNN, anh Nguyễn Văn Vương (trú ở xã Bài Sơn, huyện Đô Lương) cho hay: “Những ngày này đang bước vào vụ hè thu, nhà tôi có 6 sào lúa, nhưng mới gieo được 2 sào còn 4 sào không thể cấy được do thiếu nước. 2 sào lúa vừa gieo cấy xong, do nước đập cạn kiệt nên bị khô hạn, nếu trời tiếp tục nắng nóng sẽ bị  chết hết”.

Ông Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch UBND xã Bài Sơn chia sẻ: “Theo kế hoạch, vụ hè thu này xã Bài Sơn gieo cấy hơn hơn 400ha, nhưng đến thời điểm này chỉ gieo cấy được 300ha, còn 100ha do thiếu nước không thể gieo cấy. Hiện tại toàn xã có trên 70ha lúa đã bị hạn ở vùng phụ thuộc nước hồ chứa”. Cũng theo ông Quang, trên địa bàn có rất nhiều hồ nước lớn nhỏ, nhưng tất cả đều đã cạn nước, nếu nắng nóng kéo dài tiếp nhiều người dân trong xã còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Nhiệt độ tăng cao kỷ lục tại Ấn Độ, ít nhất 36 người thiệt mạng

Tin tức trên TTXVN cho biết, nắng nóng nhiều ngày qua với nhiều bang ghi nhận nền nhiệt tăng cao kỷ lục tại Ấn Độ đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 36 người.

Thông báo ngày 12/6 của Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia Ấn Độ (NDMA) cho biết nhiệt độ tại thủ đô New Delhi lên mức cao nhất 48 độ C, trong khi thành phố Churu, bang miền Tây Bắc  Rajasthan, nhiệt độ lên tới 51 độ C.

NDMA nhận định đây là đợt nắng nóng nghiêm trọng nhất tại Ấn Độ.

Trong năm 2015, nắng nóng chỉ ảnh hưởng đến 9 bang của nước này, song đến năm nay, số bang bị nắng nóng tấn công lên tới 23 bang.

Theo NDMA, những trường hợp tử vong do nắng nóng chủ yếu là các người lao động nghèo từ các vùng xa xôi hẻo lảnh đến thành phố làm các công việc nặng nhọc ngoài trời.

Trước đó, cơ quan này đã dự báo Ấn Độ trải qua đợt nắng nóng nghiêm trọng từ giữa tháng Ba, song thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn vào giữa tháng Năm và được dự báo sẽ kéo dài đến giữa tháng Sáu này.

Theo NDMA, số giờ làm việc các nhân viên làm việc trong cơ quan chính phủ đã được giảm 20% nhằm đảm bảo sức khỏe.

Tuy nhiên, những lao động làm thuê cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, lò nung gạch, đa phần là những người nghèo, lại không có các biện pháp bảo vệ hay được hưởng quyền lợi lao động.

Nắng nóng nghiêm trọng trong mùa Hè năm 2015 đã kiến khoảng 2.000 người dân Ấn Độ tử vong.

Biến đổi khí hậu khiến đại dương mất 17% sự sống tới năm 2100

Đến năm 2100, số lượng sinh vật sống trong các đại dương trên Trái đất sẽ giảm khoảng 1/6 mức hiện tại nếu biến đổi khí hậu tiếp tục kéo dài, theo một nhóm các nhà sinh học biển quốc tế.

Vào thứ Ba, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ đã công bố một nghiên cứu nhấn mạnh sự phân chia liên tục của biến đổi khí hậu trong các đại dương trên thế giới.

Nghiên cứu mới này đã phát hiện ra rằng hiện tượng phát thải khí nhà kính hiện tại của Trái đất sẽ dẫn đến việc mất 17% sinh khối trong đại dương vào năm 2100 nếu không có nỗ lực ngăn chặn lượng khí carbon trong bầu khí quyển.

"Nhiều người không nhận ra chúng ta thực sự có mối liên kết với đại dương", đồng tác giả của nghiên cứu và Giáo sư của Đại học British Columbia - William Cheung, cho biết.

"Sinh vật biển và đại dương đang thực sự đối mặt với nhiều mối đe dọa từ con người. Chúng ta đều biết rằng, hoạt động đánh bắt cá, đặc biệt là đánh bắt quá mức, đã làm giảm phần lớn sự phong phú của sinh vật biển trên toàn thế giới. Và trong nghiên cứu này, chúng tôi nhấn mạnh rằng trên hết, biến đổi khí hậu thực sự làm tăng thêm tác động này", ông Cheung chỉ ra.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 13/6/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...