Thứ tư, 24/04/2024 15:55 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 16/4/2019

MTĐT -  Thứ ba, 16/04/2019 09:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 16/4/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 16/4/2019.

Mưa lốc làm tốc mái 94 nhà dân ở Tuyên Quang

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén, đêm 14/4 và rạng sáng 15/4, các khu vực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có mưa rào và dông. Riêng khu vực phía bắc của tỉnh Tuyên Quang gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình có mưa vừa, mưa to kèm gió giật. Tại huyện Chiêm Hóa dông, lốc đã làm 94 nhà dân bị tốc mái, hàng trăm héc-ta hoa màu bị hư hại.

Ngoài ra, dông, lốc tại huyện Chiêm Hóa cũng khiến nhà hiệu bộ, nhà để xe của Trường tiểu học xã Tri Phú bị tốc mái. Mưa lớn kèm dông, lốc đã vùi lấp hơn 13 ha lúa, hơn 107 ha ngô ở các xã Yên Lập, Kiên Đài, Tân An, Hùng Mỹ của huyện Chiêm Hóa bị gãy đổ, 6 cầu tạm dân sinh tại xã Kiên Đài bị cuốn trôi...

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, UBND huyện Chiêm Hóa chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan phụ trách xã xuống cơ sở nắm tình hình và phối hợp với UBND các xã có dông, lốc đi qua hướng dẫn nhân dân khẩn trương khắc phục thiệt hại, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả, bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.

Nghệ An: Hồ điều hòa thành “ao” nước thải

Theo VOV, dự án nâng cấp và cải tạo hào xung quanh Thành cổ Vinh, thuộc Dự án phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam. Tiểu dự án Thành phố Vinh, có tổng diện tích quy hoạch 6,475 ha, qua địa bàn 3 phường Cửa Nam, Quang Trung, Đội Cung. Tuy nhiên dự án này đang là nỗi ám ảnh về ô nhiễm môi trường cho người dân sống trong khu vực ảnh hưởng của Dự án.

Thái Lan đối mặt với nguy cơ hạn hán nghiêm trọng

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Phó Thủ tướng Thái Lan Chatchai Sarikulya mới đây đã bày tỏ lo ngại về một đợt hạn hán khốc liệt trong năm 2020 vì thời tiết khô hơn thường lệ trong năm nay do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Ông Sarikulya cảnh báo nước ở các hồ chứa có thể xuống mức thấp khi vào mùa khô từ tháng 11 tới, đẩy Thái Lan trước nguy cơ thiếu nước nếu vẫn không sẵn sàng đối phó.

Thủ tướng Chatchai nói rằng Thái Lan cần xem xét lại chiến lược quản lý nước và phân bổ lại việc cấp nước trong năm nay vì đang có những vấn đề đáng lo ngại liên quan đến mực nước trong hệ thống thủy lợi cũng như nhu cầu về nước lớn hơn do việc mở rộng sản xuất nông nghiệp không có kế hoạch. Theo ông Chatchai, dựa vào dự báo dài hạn về một mùa mưa ít nước hơn thường lệ, nếu không nhanh chóng giải quyết những vấn đề nói trên một cách thận trọng, Thái Lan sẽ không thể ngăn cản việc tình trạng thiếu nước cục bộ trở thành một thảm họa quốc gia.

Ông Chatchai cho biết 23 hồ chứa nước lớn ở Thái Lan hiện có mực nước dưới 50% công suất. Khu vực Đông Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì 7 hồ lớn trong khu vực có mực nước rất thấp.

Cả Cục Khí tượng Thái Lan lẫn Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đều dự báo hiện tượng El Nino tại Thái Bình Dương vẫn sẽ kéo dài trong cả năm nay, do đó khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt với khí hậu nóng hơn và ít mưa hơn.

Shell đặt mục tiêu đến năm 2050 cắt giảm được 50% lượng khí thải

Trong suốt nhiều năm qua, con người đã lạm dụng khai thác rừng để lấy gỗ, săn bắt và mở rộng nông nghiệp. Đã đến lúc con người phải học cách “sống trong hòa bình” với tự nhiên.

Kế hoạch tái tạo rừng là một trong những nỗ lực của thế giới nhằm ngăn chặn sự biến mất của rừng cũng như cải tạo đất bạc màu.

Ở Hà Lan, Bộ Tài nguyên Môi trường kết hợp với công ty dầu mỏ Shell thực hiện dự án trồng 5 triệu cây xanh trong vòng 12 năm tới. Tại Queensland, Úc, Shell đã thiết lập 800 ha rừng quốc gia bảo tồn thiên nhiên.

Hàng ngàn kilomét rừng ở Malaysia đã được bang Sarawak và Shell đưa vào nghiên cứu tiềm năng cải tạo và phát triển tự nhiên.

Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã nhận định thiên nhiên đóng vai trò chủ chốt trong việc giảm thiểu khí thải CO2 toàn cầu.

Cây xanh là công cụ hữu hiệu giúp lấy lại sự cân bằng của hệ sinh thái. Việc đầu tư vào thiên nhiên đóng vai trò tiên quyết đến tương lai của chúng ta và những thế hệ sau.

Rạn san hô ở danh thắng Quốc gia Hòn Yến bị xâm hại

Rạn san hô ở danh thắng Quốc gia Hòn Yến, tỉnh Phú Yên đang bị xâm hại ở mức báo động.

Nguyên nhân là do nhiều du khách dẫm đạp lên các rạn san hô ở đây. Nhiều vị trí san hô bị biến dạng hoặc chết.

Hòn Yến nằm cách bờ biển khoảng 400m, mới được công nhận là di tích quốc gia cách đây 1 năm. Dưới chân di tích là những rạn san hô sống đầy màu sắc.

Khi thủy triều xuống thấp, du khách có thể lội bộ ra đến chân Hòn Yến để ngắm các loài sinh vật biển. Do đó, những rạn san hô ở đây rất dễ bị tác động bởi con người.

Bà Hoàng Lưu Mỹ Hiền, ở thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên kiến nghị tình trạng này cần được ngăn chặn kịp thời. Bởi bên cạnh việc phát triển du lịch thì phải gìn giữ được những điều quý giá.

"Mỗi người phải có ý thức, nếu mình tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng cái đẹp thì mình sẽ giữ nó tốt hơn" - bà Hiền nói

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 16/4/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.