Thứ bảy, 20/04/2024 00:39 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 24/5/2019

MTĐT -  Thứ sáu, 24/05/2019 09:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 24/5/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 24/5/2019.

Canada chi triệu USD để đưa rác thải về nước

Sau những tuyên bố cứng rắn từ chính phủ Philippines, Canada đã phải chấp nhận chi gần 1 triệu USD để nhận lại rác thải đã nằm tại cảng Philipppines trong suốt 6 năm qua.

Chính phủ Canada đã ký hợp đồng với 1 công ty trong nước để đưa các container rác thải từ Philippines về Canada. Số rác thải này sẽ được tiêu hủy vào cuối mùa Hè này. Toàn bộ chi phí do Chính phủ Canada chi trả.

Trước đó, Tổng thống Philippines đã đe dọa sẽ thuê một công ty vận tải tư nhân đem đổ 69 container rác thải vào vùng biển của Canada, nếu nước này không nhận lại số rác thải xuất khẩu dưới "nhãn" nhựa tái chế của mình.

Thừa Thiên-Huế: Hơn 1.200 ha sản xuất vụ Hè Thu có nguy cơ thiếu nước

Do diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt, hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn vào nội đồng, vụ Hè Thu năm 2019, tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 1.240 ha đất sản xuất có nguy cơ thiếu nước tưới.

Vụ Hè Thu 2019, huyện Quảng Điền đưa vào sản xuất 4.060 ha lúa, đến nay toàn huyện đã gieo sạ khoảng 1.500 ha.

Qua thống kê, hiện toàn huyện có trên 700 ha lúa và 500 ha rau màu có nguy cơ thiếu nước do hạn hán; trong đó, nặng nhất là xã Quảng Lợi với hơn 175 ha lúa bà con chưa thể làm đất xuống vụ được trong lúc khung lịch mùa vụ đã gần hết.

Để khắc phục tình trạng này, ngành nông nghiệp yêu cầu các địa phương tiến hành kiểm tra xử lý những nơi bị rò rỉ các hồ đập giữ nước ngọt; tổ chức nạo vét kênh mương, nội đồng để dẫn nước, trữ nước chống hạn; điều tiết, phân phối nước hợp lý, thực hiện tưới nước tiết kiệm và khoa học; đóng kín các cống ngăn mặn, giữ ngọt cuối các sông, hói không cho mặn xâm nhập vào nội đồng.

Đồng thời, các địa phương huy động các nguồn lực, chủ động hợp đồng với các chủ máy bơm nước để bơm tưới kịp thời, không để ruộng bị khô hạn, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp ở vùng đất thiếu nguồn nước; trồng các giống lúa chịu mặn. 

Do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino nên mùa khô năm nay nắng nóng xuất hiện sớm hơn năm 2018 và trung bình nhiều năm. Bên cạnh đó, do mùa mưa năm 2018 kết thúc sớm, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, nhiều hồ chứa không đạt dung tích thiết kế; những tháng đầu năm 2019, lượng mưa quá thấp, lượng nước bốc hơi cao và nền nhiệt cao nên đã xuất hiện hạn.

Nguồn nước trên các sông, hồ đều thấp hơn mọi năm; mực nước hiện tại ở các hồ đập lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đều đang có dung tích phổ biến từ 50 - 75% so với thiết kế. Đặc biệt, tại đập ngăn mặn Cửa Lác mực nước thấp hơn cùng kỳ các năm trước từ 0,4 đến 0,6m, nên các sông hói nội đồng dẫn nước ở thượng lưu đập Cửa Lác cạn kiệt, tắc nguồn một số trạm bơm đã ngừng hoạt động như trạm bơm Điền Hòa, trạm bơm Tây Hưng 2 và một số trạm bơm lẻ.

Liên minh châu Âu sẽ cấm sản phẩm đồ nhựa dùng một lần

Mới đây, Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua dự thảo Chỉ thị liên quan tới việc giảm thiểu tác hại của các sản phẩm đồ nhựa tới môi trường, trong đó có mục tiêu cấm sử dụng nhiều sản phẩm làm từ nhựa sử dụng một lần vào năm 2021.

 Theo thống kê, mỗi năm, 28 quốc gia thành viên liên minh châu Âu (EU) thải ra 25 triệu tấn rác thải nhựa trong vòng 1 năm, trong đó chỉ 1/4 được tái chế. Theo Ủy ban châu Âu “hơn 80% rác thải trên các đại dương là rác thải bằng nhựa”, gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường.

Trước tình trạng này, ngày 27/3/2019, Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua “Chỉ thị về việc giảm thiểu tác động đến môi trường của một số sản phẩm làm bằng nhựa” hay được còn gọi với tên ngắn hơn là “Chỉ thị về các loại nhựa sử dụng một lần”.

Theo nội dung văn bản này, các quốc gia thành viên EU cần áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu cấm hoàn toàn việc sử dụng một số loại sản phẩm đồ nhựa dùng một lần, chậm nhất là đầu năm 2021. Một số sản phẩm đồ nhựa dùng một lần bị nhắm tới trong Chỉ thị này là đĩa nhựa, nắp nhựa, tăm bông, ống hút, cây khuấy đồ uống bằng nhựa và que nhựa (dùng với các loại bóng bay).

Bên cạnh đó, một số sản phẩm làm từ nhựa phân hủy được, chẳng hạn các loại túi, bao tải, cũng sẽ bị cấm do các sản phẩm này phân hủy lâu ngày sẽ tạo ra các phân tử vi mô, dễ dàng ngấm vào chuỗi thức ăn, gây hại cho sức khỏe của con người cũng như động vật. Tuy nhiên, các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học được làm từ các vật liệu tự nhiên, chưa bị pha trộn hóa chất, vẫn được phép sử dụng.

Chỉ thị này của Nghị viện châu Âu cũng đặt ra một mục tiêu khác là thu gom 90% số lượng chai nhựa từ nay đến năm 2029 và tái chế được 25% số lượng chai nhựa từ nay đến năm 2025 và 30% đến năm 2030. Bên cạnh đó, Chỉ thị cũng buộc các nhà sản xuất phải thể hiện trên bao bì các tác động tiêu cực tới môi trường của một số sản phẩm như thuốc lá có đầu lọc mà trong thành phần có nhựa, các loại cốc nhựa, các loại khăn ướt và một số sản phẩm vệ sinh khác.

Bình Định: Sản xuất, chế biến mực xà gây ô nhiễm môi trường

Nhiều năm nay, người dân sinh sống ở thôn An Quang Đông và An Quang Tây, xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, Bình Định) khổ sở do sống chung với ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sản xuất, chế biến mực xà. Chính quyền dù nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để khắc phục, song chưa đem lại kết quả.

Theo ông Trần Bá Đăng, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Khánh, tại thôn An Quang Đông và An Quang Tây hiện có khoảng 40 hộ hành nghề sản xuất, chế biến mực xà. Bình quân mỗi ngày, 40 hộ này sản xuất, chế biến từ 2 - 4 tấn mực, số lượng tăng gấp đôi nếu vào chính vụ.

“Hoạt động sản xuất mực xà tuy đem lại nguồn thu nhập khá cho các hộ gia đình, nhưng phát sinh mùi hôi gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng. Chưa kể, hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại những cơ sở sản xuất, chế biến mực xà chưa được đầu tư xây dựng. Do đó, nước thải phát sinh trong quá trình sơ chế mực hầu như xả thẳng ra môi trường bên ngoài”, ông Đăng nhìn nhận.

Trao đổi với báo TN-MT, ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND xã Cát Khánh, việc xử lý ô nhiễm trong hoạt động sản xuất, chế biến mực xà ở thôn An Quang Đông và An Quang Tây là vấn đề khá nan giải. Xã không thể cấm các hộ sản xuất, kinh doanh vì đây là kế sinh nhai của họ. Hoạt động này cứ để mãi trong khu dân cư thì cũng không ổn vì ô nhiễm phát sinh. Lâu nay, địa phương chỉ tuyên truyền, vận động bà con giảm quy mô sản xuất là chính; đồng thời, yêu cầu chủ sản xuất phải có biện pháp thu gom, xử lý nước thải phát sinh, không được xả thẳng ra đầm Đề Gi để hạn chế ô nhiễm, nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 24/5/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...