Thứ sáu, 29/03/2024 19:12 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 3/5/2019

MTĐT -  Thứ sáu, 03/05/2019 11:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 3/5/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 3/5/2019.

Siêu bão sắp đổ bộ vào Ấn Độ gây ra cuộc sơ tán lớn nhất lịch sử

Theo Live Science, siêu bão Fani với sức gió lên tới 200 km/giờ đang tiến vào Vịnh Bengal và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền Ấn Độ trong ngày 3/5.

Fani cũng sẽ đem đến hiện tượng thời tiết cực đoan cho cả một khu vực rộng lớn ở Vịnh Bengal, theo cơ quan khí tượng Ấn Độ.

Ước tính hơn 100 triệu người nằm trên đường đi của siêu bão. 900.000 người đã được yêu cầu sơ tán, tạo thành cuộc di tản lớn nhất lịch sử Ấn Độ.

Trong số này, có 100.000 người sống ở thành phố Puri, bang Odisha. Đây là nơi có ngôi đền Jaganath, 858 năm tuổi. Các quan chức Ấn Độ lo ngại rằng ngôi đền cổ sẽ bị hư hại bởi bão.

Siêu bão Fani, được đánh giá cực kỳ mạnh mẽ và là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Ấn Độ trong 5 năm qua. Cơn bão dự kiến sẽ gây ra những đợt sóng lớn, gió giật mạnh, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng.

Rác khắp nơi dồn về Côn Đảo

Bãi biển Côn Đảo thời gian gần đây rác thải rất nhiều. Ngoài lượng rong tảo chết dạt vô bờ thì từ ngoài biển, rác thải công nghiệp (bịch ni lông, chai nhựa…) thường xuyên được sóng đưa vào đầy bờ. Gần như mỗi cơn sóng vào bờ là mang theo nhiều bịch ni lông, chai nhựa.

Mỗi tuần, Ban quản lý (BQL) các công trình công cộng H.Côn Đảo tổ chức thu gom rác 3 lần (vào các ngày thứ 2, 4 và 6). Theo các công nhân, rác thải chủ yếu do các tàu đánh bắt hải sản xả xuống biển. Chị Đỗ Thị Dung, công nhân BQL công trình công cộng H. Côn Đảo cho biết: “Rong chết nên trôi dạt vào bờ. Còn các bịch ni lông, chai nhựa… chủ yếu của các ghe mực, ghe cá đánh bắt xả xuống biển. 

Theo thời gian, các loại rác này theo sóng mà vào bờ. Hằng tuần công nhân tổ chức thu gom rác trên bãi biển 3 ngày. Người dân ở đảo không xả rác bừa bãi, mà bỏ đúng nơi có lực lượng thu gom. Chỉ có các ngư dân đánh bắt xả chai nhựa, bịch ni lông xuống biển”.

Ông Lê Văn Phong, Chủ tịch UBND H. Côn Đảo cho biết, bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản để phát triển bền vững huyện. Theo đó, mục tiêu chung của huyện là bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương, góp phần xây dựng Côn Đảo thành khu kinh tế du lịch hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế; bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn kết chặt chẽ với phát triển của cả vùng phía Nam Tổ quốc.

Hải Phòng: Kinh hoàng hàng trăm con lợn chết trôi sông, bốc mùi nồng nặc

Theo phản ánh của các hộ dân vùng giáp sông Hóa (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), gần đây, trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều xác lợn chết trôi trên sông Hóa đoạn chảy qua 2 xã Tam Cường và Cổ Am (huyện Vĩnh Bảo).

Hầu hết xác lợn trên đều đang trong giai đoạn phân hủy, bốc mùi hôi thối nồng nặc khắp cả vùng. Thậm chí có xác lợn bị mắc lại ở đoạn khu vực cầu phao làm những ai qua đây đều phải "trốn chạy".

Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Bảo và Ban Chỉ huy Quân sự vớt đem tiêu hủy số lợn trên.

Theo một số người dân sống gần sông Hóa, cách đây vài ngày, họ phát hiện hàng chục xác lợn chết thối từ thượng nguồn sông Hóa chảy về khu vực cầu phao sông này. Xác lợn chết lẫn với bèo tây, rác thải sinh hoạt chất thành đống ở khu vực, bốc mùi hôi thối nồng nặc không ai chịu nổi.

Xác nhận sự việc trên, ông Đào Nguyên Linh - Chủ tịch xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo cho biết: "Gần 10 ngày nay, trên địa bàn xuất hiện tình trạng lợn chết trôi từ thượng nguồn đổ về mắc cả vào cầu phao sông Hóa, bốc mùi nồng nặc".

Ông Linh cũng khẳng định số lợn này không phải của huyện Vĩnh Bảo. "Mỗi ngày có khoảng hơn chục con lợn chết trôi sông. Tính đến thời điểm này, xã đã phối hợp với các phòng ban của huyện tiêu hủy gần 300 con. Có thể số lợn này trôi từ các tỉnh Thái Bình, Hải Dương về", ông Linh chia sẻ.

Chinh phục Everest: Quyết tâm xóa sổ "bãi rác" cao nhất thế giới

Một nhóm dọn dẹp đã được triển khai đến Núi Everest và thu thập được tới ba tấn rác chỉ trong hai tuần đầu tiên, các quan chức cho biết hôm thứ Tư – đánh dấu một kế hoạch đầy tham vọng hướng tới làm sạch bãi rác cao nhất thế giới, theo AFP.

Nhiều thập kỷ mở cửa cho dịch vụ leo núi đã khiến ngọn núi hoang sơ này ngày càng bị ô nhiễm khi những người leo núi chi tiêu lớn cho chuyến đi nhưng ít chú ý đến dấu chân xấu xí mà họ để lại.

Lều trại, các thiết bị leo núi bị bỏ lại, các bình khí rỗng và thậm chí cả phân người nằm lại trên tuyến đường chạy dài đến đỉnh của ngọn núi cao 8.848 m (29.029 feet).

Khi mùa leo núi năm nay bắt đầu vào tháng trước, chính phủ Nepal đã triển khai một đội gồm 14 thành viên với mục tiêu mang về 10.000 kg rác (10 tấn) từ Everest trong vòng một tháng rưỡi.

"Đội dọn dẹp vừa mới bắt đầu và các thành viên đã lên các trại cao hơn để thu gom nhiều rác hơn", Dandu Raj Ghimire, một quan chức du lịch cấp cao của Nepal cho biết.

Một máy bay trực thăng của quân đội đã vận chuyển một phần ba số rác được thu gom đến Kathmandu để tái chế. Các thùng rác phân hủy sinh học còn lại đã được đưa đến huyện Okhaldhunga lân cận để có cách xử lý thích hợp.

Tám thành viên hiện đang dọn dẹp Trại số 2 - ở độ cao 6.400m và các đội ba người sẽ lần lượt đi lên Trại 4 ở độ cao 7.950m, nơi họ sẽ dành 15 ngày để nhặt rác trên các sườn núi tuyết.

"Chiến dịch làm sạch sẽ được tiếp tục trong các mùa tới cũng như làm cho ngọn núi cao nhất thế giới sạch sẽ. Trách nhiệm của chúng tôi là giữ cho ngọn núi của chúng ta sạch sẽ", Ghimire nói.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 3/5/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới