Thứ bảy, 20/04/2024 07:48 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 13/5/2020

MTĐT -  Thứ tư, 13/05/2020 15:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 13/5/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 13/5/2020.

Điều tiết hồ thủy điện An Khê-Ka Nak phải đảm bảo nước cho hạ du

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa thủy điện đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước cấp cho hạ du trong mùa cạn, từ nay đến ngày 15/6.

Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện nay mực nước hồ Ka Nak vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 493,26m (thấp hơn mực nước yêu cầu tối thiểu theo quy định là 4,24m; thấp hơn mực nước yêu cầu tối thiểu theo quy định tại Phụ lục III của Quy trình là 4,24m (thiếu hụt khoảng 30,24 triệu m3).

Dòng chảy đến hồ Ka Nak vẫn đang ở mức rất thấp (chỉ đạt khoảng hơn 1,3-2,5 m3/s).

Vì thế, để chủ động và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước cấp cho hạ du đập An Khê trong thời gian còn lại của mùa cạn năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất với đề nghị của Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak về việc hàng ngày vận hành điều tiết xả nước liên tục xuống hạ du sông Ba của hồ An Khê.

Cụ thể, từ nay đến ngày 15/6, vận hành điều tiết xả nước liên tục xuống hạ du sông Ba của hồ An Khê không nhỏ hơn 4 m3/s trong thời gian từ 6 giờ đến 19 giờ và không nhỏ hơn 2 m3/s trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak chỉ được phát điện xả nước về sông Kôn (Bình Định) khi mực nước hồ Ka Nak nằm trong hoặc cao hơn khoảng mực nước quy định tại phụ lục III của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba.

Australia chi hơn 420 triệu USD để tái thiết các khu vực bị cháy rừng

Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 11/5 thông báo chính phủ nước này sẽ cấp 650 triệu AUD (tương đương 426,2 triệu USD) cho kế hoạch tái thiết các cộng đồng bị hưởng nghiêm trọng của đợt cháy rừng đầu năm nay.

Ông Morrison và Bộ trưởng quản lý tình trạng khẩn cấp David Littleproud cho biết sẽ "rót tiền" cho các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau đợt cháy rừng lịch sử kéo dài gần 6 tháng mùa Hè tại quốc gia thuộc châu Đại dương này.

Gói hỗ trợ này gồm 294 triệu USD hỗ trợ các kế hoạch phục hồi tại địa phương với ưu tiên dành cho những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất; 98,1 triệu USD sẽ dành để khôi phục cảnh quan và môi trường sống; và 17,7 triệu USD để lắp đặt gần 2.000 chảo vệ tinh để tạo ra một kết nối mới nếu hệ thống cũ bị phá hủy.

Ngoài hơn 10 triệu hécta rừng của Australia bị tàn phá, thảm họa cháy rừng kéo dài suốt mùa Hè 2019 đã làm 30 người thiệt mạng và hàng nghìn gia đình, doanh nghiệp bị mất nhà cửa và trụ sở làm việc.

Theo người đứng đầu chính phủ, Cơ quan tái thiết cháy rừng quốc gia (ABRA), được thành lập tháng 1 vừa qua, sẽ nỗ lực để phục hồi kinh tế để hơn 18.600 gia đình và doanh nghiệp sống và làm việc tại khu vực bị tàn phá do cháy rừng có thể trở về nơi sinh sống.

Đầu tháng 1/2020, Thủ tướng Morrison đã công bố thành lập Cơ quan Khắc phục Hậu quả Cháy rừng Quốc gia và cấp kinh phí lên tới 1,4 tỷ AUD (900 triệu USD) sử dụng trong vòng 2 năm tới, để tái thiết lại các khu vực bị tàn phá bởi thảm họa cháy rừng.

Nghệ An: Rác thải bừa bãi trên vỉa hè

Các tuyến đường Phong Đình Cảng, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Viết Thuật và nhiều ngõ phố trong các khu dân cư... ở TP Vinh đều xảy ra tình trạng rác thải tấp đống trên vỉa hè, dưới gốc cây. Nhiều công trình đang thi công cũng tập kết vật liệu xây dựng bừa bộn trên phần đường dành cho người đi bộ.

"Nhiều hôm ngủ dậy thấy rác chất đống gần cổng nhà mình. Mong cơ quan chức năng xứ lý người vi phạm để tình trạng này không tái diễn", anh Trần Văn Hòa (trú ở phường Trường Thi) nói.

Một số hộ dân sống gần cầu Đồng Cùng trên đường Lê Viết Thuật (xã Hưng Lộc) phản ánh, lề đường dài hơn 20 m ở khu vực này là điểm tập kết rác thải sinh hoạt, song rác thải xây dựng cũng bị vứt bừa bãi ở đây.

Hàng ngày, Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Nghệ An phải bố trí xe tải cùng hơn 10 công nhân đi khắp các tuyến phố để thu gom rác thải. "Bình quân mỗi ngày chúng tôi gom được 4 đến 6 chuyến với tổng hơn 10 tấn rác đổ trộm", đại diện Công ty nói.

Theo đại diện Phòng quản lý đô thị thành phố Vinh, nạn vứt trộm rác thải diễn ra lâu nay dù thành phố có bãi tập kết không thu phí. "Những người vứt rác thường chọn đêm khuya, nơi ít người qua lại nên lực lượng chức năng khó phát hiện", ông Trần Trung Quân - Phó phòng quản lý đô thị TP Vinh nói.

Phó chủ tịch TP Vinh Lê Sỹ Chiến cho biết, tình trạng vứt rác thải bừa bãi không chỉ làm mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường mà còn gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Thời gian qua, nhà chức trách TP Vinh đã xử phạt một số trường hợp đổ trộm rác song chưa nhiều, chưa đủ sức răn đe.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 13/5/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...