Thứ sáu, 29/03/2024 21:44 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/2/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 16/02/2020 08:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 16/2/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 16/2/2020.

Xâm nhập mặn vào sâu kỷ lục 75 km tại ĐBSCL

Báo cáo của Tổng cục Thủy lợi cho biết từ 12-15/2, xâm nhập mặn với nồng độ 4 gam/lít, đạt kỷ lục vào sâu nhất tại các cửa sông tại khu vực ĐBSCL.

Theo ông Lương Văn Anh, Phó tổng cục trưởng Tổng cực thủy lợi-Bộ NN&PTNT: do trên lưu vực sông Mekong năm 2019-2020 ít nước, lưu lượng về ĐBSCL bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình hàng năm, thậm trí thấp hơn cả năm 2015-2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục). Đây là nguyên nhân chính gây xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài trong mùa khô năm 2019-2020.

Thực tế, xâm nhập mặn đã xuất hiện ở mức cao đột biến từ tháng 12/2020 (ngày 12-15/12/2019), ranh mặn 4 g/lít ở các cửa sông Cửu Long cao nhất đến 57 km (Sông Hàm Luông), cao hơn trung bình nhiều năm là 24 km, cao hơn năm 2015 là 17 km. Trong tháng 01/2020, xâm nhập mặn đã tăng cao trong thời gian từ ngày 6-13/01/2020 với ranh mặn 4g/lít ở vùng 2 sông Vàm Cỏ (Vàm cỏ Đông, Vàm cỏ Tây) từ 82-85 km, cao hơn năm 2016 từ 18-20km; vùng cửa sông Cửu Long từ 45-66km, cao hơn năm 2016 từ 6-17 km; vùng ven Biển Tây lớn nhất 48km, cao hơn năm 2016 là 6 km.

Trong thời gian tới, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng đến khoảng tháng 3, 4/2020; trước mắt từ ngày 8/2 đến ngày 16/2/2020, xâm nhập mặn sẽ tăng cao theo kỳ triều cường với ranh mặn 4 g/l ở các cửa sông Vàm Cỏ từ 100-110 km, sâu hơn trung bình năm từ 20-22km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 4-6 km, thấp hơn 15-17 km so với mức sâu nhất năm 2016. Ở các cửa sông Cửu Long ở mức sâu nhất khoảng 75 km, sâu hơn trung bình năm 30 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 15 km, sâu hơn khoảng 4 km so với mức sâu nhất năm 2016.

39 tấn cá chết trên sông Cái Vừng do thiếu oxy cục bộ

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp vừa có kết quả phân tích nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông Cái Vừng.

Theo kết quả phân tích, cá chết do thiếu oxy cục bộ. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (gọi tắt là DO) nơi xảy ra tình trạng cá chết chỉ ở mức 1,0 - 2 mg/l, trong khi yêu cầu oxy cần thiết theo quy định DO >= 4mg/l.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do mực nước trên nhánh sông Cái Vừng, đoạn qua thủy phận thuộc huyện Hồng Ngự đang xuống thấp, kết hợp với dòng chảy yếu, mật độ thả nuôi dày.

Hơn một tuần trước (ngày 5 và 6/2), người dân phát hiện cá nuôi trên sông Cái Vừng chết hàng loạt. Có 17 hộ dân bị thiệt hại, với số lượng cá chết hơn 39 tấn.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, ngành chức năng đã cho lấy mẫu nước và mẫu cá về phân tích và cho kết quả trên.

Tình trạng này cũng xảy ra với các hộ nuôi trên sông Cái Vừng, phía thủy phận thuộc thị xã Tân Châu và huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Hơn 25 tấn cá của 27 hộ nuôi cũng chết hàng loạt trong ngày 5 và 6/2.

Ngành chức năng khuyến cáo người dân chủ động di dời bè cá ra sông lớn, môi trường thoáng, dòng chảy lưu thông. Cùng với đó là giảm lượng thức ăn thừa, tăng cường sục khí, đạp nước, nhằm tăng hàm lượng oxy cung cấp cho cá.

Bão Dennis sắp đổ bộ vào Anh

Ngày 15/2, Anh đã phải hủy bỏ nhiều chuyến bay và huy động sự tham gia của quân đội để ứng phó với bão Dennis sắp đổ bộ vào nước này.

Hãng EasyJet đã cảnh báo về nguy cơ bão Dennis gây rối loạn hoạt động hàng không trong khi sân bay Luton kêu gọi hành khách kiểm tra thông tin về chuyến bay với hãng hàng không trước khi đến sân bay.

Cơ quan môi trường Anh đã đưa ra 15 cảnh báo lũ tại vùng England khi bão Dennis dự báo sẽ gây ra mưa to và lũ lụt, gây hỗn loại nhiều vùng của đất nước.

Quân đội đang được triển khai để giúp người dân ở Yorkshire chuẩn bị ứng phó với bão.

Theo người đứng đầu một cộng đồng địa phương cho biết hiện vẫn chưa rõ mức độ ảnh hưởng của bão Dennis, song do bão có nguy cơ gây thiệt hại lớn, nên người dân và các doanh nghiệp đang tiến hành công tác chuẩn bị ứng phó với bão.

Trồng cỏ và tận dụng phế, phụ phẩm, giúp đàn gia súc vượt qua nắng hạn

Gần 10 năm chăn nuôi gia súc có sừng, ông Nguyễn Công Bình (xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) nhận thấy tổng đàn quá lớn sẽ đi kèm với rủi ro bởi dịch bệnh, thiếu thức ăn vì khô hạn hay lũ lụt kéo dài. Vì vậy, từ đàn bò lên đến cả trăm con trong những năm trước, ông đã bán bớt và giữ lại chỉ khoảng 30 con. Số lượng đàn đã giảm như vậy, nhưng ông phải dùng đến 2ha đất trồng cỏ mới đảm bảo đủ thức ăn cho bò tăng trọng ổn định.

Theo thống kê của Chi Cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Thuận, diện tích trồng cỏ để chăn nuôi gia súc hiện vào khoảng 1.160ha, đáp ứng được 30% nhu cầu thức ăn cho tổng đàn hơn 300.000 con. Tuy nhiên, nếu nắng nóng kéo dài, khô hạn xảy ra trên diện rộng, diện tích trồng cỏ cũng không thể duy trì được lâu. Vì vậy, người dân cần tận dụng tối đa phế, phụ phẩm trong nông nghiệp như: cây bắp, đọt mía, rơm rạ khô để làm thức ăn dự trữ.

Để đảm bảo nguồn nước uống cho gia súc, tỉnh Ninh Thuận yêu cầu người dân không tiếp tục trồng lúa ở những vùng đã có thông báo ngừng sản xuất. Với những hộ chăn thả rong, cần có chuồng trại để gia súc tránh nắng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/2/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới