Thứ sáu, 19/04/2024 22:17 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 1/7/2020

MTĐT -  Thứ tư, 01/07/2020 06:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 1/7/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 1/7/2020.

Lào Cai di dời khẩn cấp 6 hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất

Sáng 30/6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã nhận được tin báo từ về việc tại bản Qua, xã Xuân Hòa, do mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất tạo ra những vết nứt, sụt lún ảnh hưởng trực tiếp tới gia đình 6 hộ dân đang sinh sống trong khu vực.

Nhận được thông tin, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn và phòng chống lụt bão tỉnh Lào Cai đã cử đoàn công tác cùng cán bộ huyện Bảo Yên xuống khu vực sạt lở, sụt lún tại xã Xuân Hòa để kiểm tra.

Các lực lượng chức năng đã ghi nhận tại thửa đất 619, tờ bản đồ số 2 thuộc bản Qua (đất lâm nghiệp) do gia đình ông Lừu Chính Di quản lý đã xuất hiện vết nứt, đang sụt lún tại lưng đồi. Các vết nứt xuất hiện rải rác, trong đó vết nứt dài nhất khoảng 100 m, có chiều rộng 0,5 m, chiều cao tính từ chân đồi lên đến vết nứt 35 - 40 m. Khối lượng đất đá có khả năng tiếp tục sạt lở ước khoảng 10.000 m3.

Khu vực xuất hiện vết nứt và sụt lún nguy hiểm đang có 6 hộ gia đình sinh sống với 38 nhân khẩu. Các hộ này đều là người dân tộc Mông, có điều kiện kinh tế không ổn định.

Lực lượng chức năng nhận định, tình hình đang diễn biến phức tạp, khả năng tiếp tục sụt lún, nguy cơ sạt lở rất cao, ảnh hưởng tới nhà cửa và tài sản của các hộ gia đình đang sinh sống ở đây.

Hà Nội: Đại lộ nghìn tỷ vừa thông xe biến thành các bãi rác rùng mình

Đại lộ Chu Văn An đã được thông xe vào tháng 2/2020 vừa qua sau 6 năm thi công, tuy nhiên, dự án này vẫn chưa hoàn thiện do vướng mắc giải phóng mặt bằng.

Sau hơn 5 tháng thông xe, tuyến đường trở nên nhếch nhác khó tin, hai bên vỉa hè của đại lộ Chu Văn An đều bị biến thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt và rác thải xây dựng.

Dọc tuyến đường này có rất nhiều người bán hoa quả rong, rất nhiều loại quả hỏng, vỏ, rác... bị các tiểu thương bỏ lại sau mỗi buổi chiều.

Theo ghi nhận, con đường dài 2,5 km nhưng có đến hàng chục bãi rác tự phát tràn xuống lòng đường gây cản trở người tham gia giao thông và làm mất mỹ quan đô thị của Hà Nội.

Nắp cống được thiết kế bất hợp lý, cao hơn mặt đường lên tới gần 7cm, tạo nên những chiếc bẫy trên đường và ùn đọng nước thải.

Amazon ngừng sử dụng nhựa dùng 1 lần tại Ấn Độ

Tập đoàn thương mại điện tử Amazon đã thay các vật liệu nhựa trong đóng gói như cuộng bong bóng khí bằng giấy và sử dụng băng dính có khả năng phân hủy. Tất cả hơn 50 trung tâm fulfillment của Amazon tại Ấn Độ, một trong các thị trường quốc tế trọng điểm, đều tuân thủ quy định mới.

Trong khi đó, đối thủ Flipkart tháng trước cho biết tỉ lệ dùng nhựa 1 lần trong chuỗi cung ứng đã giảm 50%. Công ty dự định chuyển sang dùng toàn bộ nhựa tái chế vào tháng 3/2021.

Cam kết của Amazon nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi năm 2019 khi ông hối thúc người dân dừng sử dụng nhựa dùng 1 lần vào năm 2021. Ấn Độ đối mặt với vấn đề rác thải nhựa nghiêm trọng trong vài năm qua. Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á gặp khó khăn khi xử lý 9,4 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm.

Vài năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới giải quyết thách thức này bằng cách đưa ra hạn chế và mức phạt đối với hành vi sử dụng nhựa dùng 1 lần. Theo Amazon, họ vẫn dùng nhựa trong vật liệu đóng gói nhưng chúng đều có thể tái chế được.

Đầu tháng này, Amazon mở rộng chương trình Packaging-Free Shipping (PFS) đến hơn 100 thành phố tại Ấn Độ. Đây là sáng kiến cho phép các trung tâm xử lý đơn hàng (fulfillment) chuyển phát sản phẩm hoàn toàn không cần gói hàng hay giảm đáng kể gói hàng đến cho người mua. Hơn 40% đơn hàng tại Ấn Độ hiện nay đang sử dụng PFS.

Bên cạnh đó, Amazon cũng thu gom và tái chế rác thải nhựa tương ứng với lượng sử dụng của họ từ tháng 9/2019 cũng như liên hệ với đối tác để thu gom 100% rác thải nhựa phát sinh trong mạng lưới fulfillment.

Giám sát chặt chẽ việc thu gom rác

Mới đây, cử tri quận Bắc Từ Liêm liên tục phản ánh, các xe chuyên chở, thu gom rác đang sử dụng trên địa bàn quận không bảo đảm vệ sinh môi trường.

Về việc trên, HĐND thành phố Hà Nội cho biết, từ năm 2017, việc duy trì đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố được thực hiện theo hình thức đấu thầu tập trung giai đoạn 2017-2020. Do đó, công tác duy trì vệ sinh môi trường được triển khai theo hồ sơ thầu, thỏa thuận khung giữa đơn vị mời thầu với đơn vị trúng thầu và hợp đồng kinh tế giữa UBND quận, huyện, thị xã là chủ đầu tư với đơn vị trúng thầu.

Căn cứ nội dung hợp đồng, nhà thầu thực hiện thu gom, vận chuyển rác về các khu xử lý tập trung theo các phương án tổ chức sản xuất được duyệt, phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật của từng địa bàn. Theo đó, nhà thầu phải đầu tư trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trường bảo đảm theo yêu cầu được nêu trong hồ sơ thầu… Như vậy, trường hợp tại quận Bắc Từ Liêm, UBND quận có trách nhiệm kiểm tra, yêu cầu nhà thầu bảo đảm năng lực phương tiện theo hợp đồng thầu và tiêu chí cơ giới hóa của gói thầu.

Theo HĐND thành phố, không chỉ quận Bắc Từ Liêm, tại các quận, huyện, thị xã: Hà Đông, Đống Đa, Thanh Trì, Sơn Tây… cử tri cũng phản ánh tình trạng thu gom rác thải sinh hoạt chưa bảo đảm vệ sinh môi trường. Về vấn đề này, ngoài thực hiện theo hợp đồng đã ký kết, các cơ quan, đơn vị liên quan còn phải thực hiện nghiêm túc Quyết định số 6841/2016/QĐ-UBND ngày 13-12-2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố quy trình, định mức kỹ thuật và đơn giá duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, chấm dứt tình trạng bố trí xe không đạt chuẩn để thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt như hiện nay.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 1/7/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...