Thứ sáu, 19/04/2024 13:21 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 17/3/2020

MTĐT -  Thứ ba, 17/03/2020 06:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 17/3/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 17/3/2020.

Thanh Hóa: Cá lồng trên sông Chu bất ngờ chết hàng loạt

Theo phản ánh của người nuôi cá lồng trên sông Chu, đoạn qua địa bàn xã Xuân Thiên (Thọ Xuân, Thanh Hóa), từ rạng sáng ngày 16/3, trên mặt sông xuất hiện nhiều bọt trắng và nước có màu đen. Nhiều người nuôi cá lồng đã vội vàng di dời cá vào bờ. Tuy nhiên, do lượng cá nhiều, trong khi tình huống xảy ra giữa đêm khuya, nên người dân không kịp di dời hết cá vào bờ.

Ông Nguyễn Duy Nam, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, xác nhận hàng chục hộ nuôi cá lồng trên sông Chu (đoạn qua địa bàn xã) đang rơi vào cảnh trắng tay sau 1 đêm khi cá lồng bất ngờ chế hàng loạt.

Ngay sau khi nhận được tin báo cá lồng chết hàng loạt, UBND xã Xuân Thiên đã báo cáo sự việc tới UBND huyện Thọ Xuân và huyện ngay trong buổi sáng ngày 16/3 đã cử cán bộ Phòng Nông nghiệp, Công an huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa xuống hiện trường ghi nhận thực tế cá chết, thiệt hại để làm rõ nguyên nhân.

Thống kê của chính quyền địa phương, tại thôn Quảng Ích 2 và Quảng Phúc, xã Xuân Thiên có 21 hộ dân nuôi cá lồng, với tổng hơn 50 lồng nuôi. Tình trạng nước sông bỗng dưng sủi bọt, đổi màu đã khiến hơn 4,5 tấn cá của các hộ nuôi tại địa phương bị chế bất thường.

ại địa bàn xã Thọ Lâm, có 10 hộ nuôi cá lồng, với trọng lượng cá khoảng 7.300kg. Hiện, đã có 2.820kg cá bị chết, số cá còn lại, khoảng 4.480kg đã được các hộ dân di dời vào phía trong bìa sông chăm sóc.

Được biết, không chỉ có xã Xuân Thiên mà các hộ nuôi cá lồng dọc sông Chu qua thị trấn Lam Sơn và xã Thọ Hải phía hạ lưu cầu Mục Sơn cũng có hiện tượng cá chết rải rác bất thường.

Theo báo Kinh tế nông thôn, khu vực nuôi cá lồng của người dân xã Xuân Thiên nằm cách cầu Mục Sơn về phía hạ lưu khoảng 3-5 km. Ngay tại khu vực cầu có 1 cống xả thải chung ra sông Chu của Nhà máy giấy Mục Sơn và Nhà mày đường Lam Sơn.

TP.HCM: Tăng tần suất quét dọn vệ sinh đường dẫn vào các khu xử lý rác

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở, ngành liên quan và UBND huyện Bình Chánh, Củ Chi về công tác quét dọn các tuyến đường dẫn vào các Khu liên hợp xử lý chất thải của thành phố.

Theo đó, Sở Giao thông vận tải thực hiện quét đối với tuyến đường Tam Tân (đoạn từ Tỉnh lộ 8 đến Khu Liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc, huyện Củ Chi) theo tần suất đã được UBND TP.HCM chấp thuận. UBND huyện Củ Chi tăng tần suất quét đối với toàn tuyến đường Tỉnh lộ 8 (đoạn từ cầu vượt Củ Chi đến đường Tam Tân), với tần suất 1 lần/ngày.

UBND huyện Bình Chánh có nhiệm vụ bổ sung tuyến đường dẫn vào Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (đoạn từ ngã ba Quốc lộ 50 đến Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước) vào khối lượng thực hiện quét dọn vệ sinh trên địa bàn huyện với tần suất 1 lần/ngày.

Đồng thời, UBND TP.HCM giao UBND huyện Bình Chánh, Củ Chi và Sở Giao thông vận tải cân đối từ nguồn dự toán thành phố bố trí đầu năm để triển khai thực hiện công tác này. Sở Tài chính bố trí đủ kinh phí ngân sách hàng năm cho các đơn vị thực hiện theo phương án được UBND Thành phố chấp thuận để tổ chức triển khai công tác quét dọn vệ sinh các tuyến đường nêu trên.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM giao UBND huyện Bình Chánh, Củ Chi và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt các trường hợp vi phạm của phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, bùn đất trên các tuyến đường nêu trên theo quy định.

Theo báo cáo của Sở TN&MT TP.HCM, năm 2019, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố khoảng 3 triệu tấn/năm, trung bình hơn 9 ngàn tấn/ngày. Trong đó, Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước tiếp nhận xử lý khoảng 2 triệu tấn/năm, trung bình 6 ngàn tấn/ngày; Khu Liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc tiếp nhận xử lý khoảng 1 triệu tấn/năm.

Trong thời gian qua, trên các tuyến đường dẫn vào các Khu liên hợp xử lý chất thải của TP.HCM thường xuyên có tình trạng xe chở rác làm rơi vãi chất thải và nước rỉ rác, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc.

Thanh niên Quảng Trị đổi rác thải nhựa lấy khẩu trang phòng Covid-19

Bí thư huyện đoàn Triệu Phong (Quảng Trị) Nguyễn Trịnh Điển cho biết, dưới sự chỉ đạo của huyện đoàn, xã đoàn Triệu Trạch vừa tổ chức thành công hoạt động đổi rác thải nhựa lấy khẩu trang.

Chỉ trong buổi sáng thứ 7, Đoàn đã phát đi 700 chiếc khẩu trang bao gồm cả khẩu trang vải và khẩu trang y tế theo hình thức đổi rác thải nhựa.

Đoàn xã Triệu Trạch là đoàn cơ sở tiên phong trong việc thực hiện chương trình đổi rác thải nhựa lấy khẩu trang.

"Đoàn không đặt nặng chuyện phải đạt bao nhiêu rác thải nhựa mới đổi lấy được số lượng khẩu trang tương xứng mà quan trọng là việc vận động, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đi đôi với phòng, chống dịch bệnh Covid-19", Bí thư huyện đoàn Triệu Phong nói.

Trưởng ban phong trào thanh niên tỉnh đoàn Quảng Trị Trần Thị Như Quỳnh khẳng định, sẽ xem xét để nhân rộng các mô hình này.

Trước đó, các đoàn viên thuộc chi đoàn trường mầm non Hướng Dương đã may 1.000 khẩu trang phát miễn phí cho học sinh.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 17/3/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?