Thứ năm, 25/04/2024 13:11 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 22/7/2020

MTĐT -  Thứ tư, 22/07/2020 06:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 22/7/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 22/7/2020.

Gấu trắng Bắc cực có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh đến môi trường sống của loài gấu trắng Bắc cực, đẩy loài động vật ăn thịt này vào nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 80 năm tới.

Các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo trên trong một nghiên cứu công bố ngày 20/7 trên tạp chí Nature Climate Change.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học nêu thực trạng số lượng gấu trắng giảm sút tại nhiều khu vực và thời gian săn mồi của gấu trắng ít đi do diện tích bề mặt băng thu hẹp. Theo Steven Amstrup - người đề xướng thực hiện nghiên cứu này và cũng là nhà khoa học trưởng của Tổ chức Gấu Bắc cực quốc tế, gấu trắng đang đối mặt với nguy cơ phải nhịn ăn trong thời gian dài hơn trước khi tình trạng đóng băng tái diễn và chúng có thể kiếm ăn trở lại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể của loài động vật có đặc điểm ngủ đông này.

Một khi trọng lượng cơ thể giảm sút, khả năng sinh tồn của gấu Bắc cực cũng giảm theo khi phải chống chọi với mùa Đông lạnh giá - thời điểm không có thức ăn.

Nghiên cứu kết luận với xu hướng hiện nay, gấu Bắc cực xếp thứ 12 trong 13 quần thể động vật được phân tích có nguy cơ giảm tới 10% về số lượng trong 80 năm tới do sự thay đổi diện tích bề mặt băng tại Bắc cực - nơi ghi nhận có nền nhiệt độ tăng nhanh gấp 2 lần so với phần còn lại trên Trái Đất.

Hiện còn khoảng 25.000 gấu trắng Bắc cực trong thế giới tự nhiên. Lâu nay, đã có nhiều nghiên cứu phản ánh những thách thức sinh tồn của loài động vật này trong điều kiện khí hậu ngày càng ấm lên. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên xác định rõ thời gian loài động vật có vú này bên bờ tuyệt chủng.

Thanh Hóa: Quan trắc, giám sát môi trường nước

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về toàn bộ hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường phải thường xuyên kiểm tra công tác kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo của các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục; rà soát các tổ chức, cá nhân có nguồn thải thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường để yêu cầu thực hiện lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc môi trường và truyền số liệu về Sở theo quy định

Nhằm phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Hiện nay, đang là mùa mưa, lũ chính vụ năm 2020, để theo dõi lượng mưa, mực nước, lưu lượng quan trắc tại các vị trí công trình, phục vụ cho việc vận hành hệ thống công trình thủy lợi cống Tứ Thôn - âu Mỹ Quan Trang - âu Báo Văn - cống Mộng Giường II đảm bảo theo nguyên tắc: An toàn công trình; đảm bảo yêu cầu tiêu, thoát lũ; giảm thiểu ngập lụt; phối hợp hài hòa giữa hai huyện Nga Sơn và Hà Trung trong việc tiêu, thoát lũ

Vì vậy, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa vừa có văn bản gửi Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã về việc hoàn thành lắp đặt các trạm, điểm đo và theo dõi lượng mưa, mực nước, lưu lượng quan trắc theo quy định của Quy trình vận hành cống Tứ Thôn - âu Mỹ Quan Trang - âu Báo Văn - cống Mộng Giường II.

Hà Giang di dời người dân ra khỏi vùng bị ngập sâu, sạt lở đất

Trước tình hình mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh yêu cầu các ngành chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân.

UBND các huyện, thành phố được yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, sạt lở đất, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, triển khai ngay các lực lượng cứu hộ, di dời người dân ra khỏi vùng bị ngập sâu, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương tuyên truyền, cảnh báo người dân hạn chế di chuyển để giảm thiểu thiệt hại về người do ngập lụt, di dời tạm thời tài sản đến nơi khô ráo, an toàn.

Hiện Sở Công Thương Hà Giang đã cử các đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy trình vận hành đón, xả lũ của các nhà máy thủy điện trên địa bàn, đặc biệt là trên hệ thống sông Miện và sông Lô.

Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sỹ và bố trí nhiều phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cho nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Giang và một số địa phương triển khai các biện pháp khắc phục mưa lũ như khơi thông dòng chảy, rửa dọn nhà, đường phố, khu vực dân cư để đảm bảo khả năng thoát lũ đồng thời bố trí lực lượng gác trực và phương tiện xuồng, mảng tại nơi ngập úng để hỗ trợ người dân đi lại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang cũng thành lập một tổ công tác với những người có kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn để phối hợp với các địa phương xác định rõ mức độ thiệt hại, hỗ trợ nhân dân ổn định đời sống.

Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Hà Giang, mưa lớn kéo dài nhiều giờ suốt từ đêm 20/7 đến trưa 21/7 đã gây ra lũ quét, sạt lở đất khiến 5 người chết, 2 người bị thương, 2 nhà máy thủy điện trên địa bàn bị đất đá vùi lấp phải dừng hoạt động, thiệt hại nặng nề về tài sản, hoa màu.

Apple muốn loại bỏ phát thải khí thải carbon vào năm 2030

Nhà sản xuất iPhone cho biết, các hoạt động như văn phòng điều hành và trung tâm dữ liệu của họ trên toàn cầu đã đạt ngưỡng trung hòa carbon. Tuy nhiên, Apple cam kết sẽ mở rộng nỗ lực này tới hàng ngàn nhà cung cấp đóng góp cho sản phẩm của họ.

“Táo khuyết” cho biết, họ muốn đạt được 75% mục tiêu trên thông qua việc cắt giảm khí thải, 25% còn lại đến từ các dự án loại bỏ carbon hoặc bù đắp như trồng cây và phục hồi môi trường sống.

Đối với chuỗi cung ứng của mình, Apple đặt mục tiêu giải quyết những gì được gọi là phát thải "Phạm vi 3", chỉ lượng khí thải gián tiếp đến từ chuỗi giá trị của một công ty. Apple cho biết 74% tổng lượng khí thải carbon của họ đến từ hoạt động sản xuất.

Báo cáo môi trường gần đây nhất của Apple cho hay lượng khí thải carbon của công ty này ở mức 25,2 triệu tấn trong năm tài khóa 2018 (kết thúc vào tháng 9/2018).

Để giải quyết lượng khí phát thải này, Apple sẽ hỗ trợ việc thành lập "Quỹ Xanh Mỹ -Trung Quốc" trị giá 100 triệu USD nhằm cấp vốn đầu tư cho các dự án tiết kiệm năng lượng cho các nhà sản xuất.

Công ty cũng làm việc với các nhà cung cấp để giảm lượng khí thải bằng cách sử dụng vật liệu tái chế. Theo Apple, điện thoại iPhone của họ hiện sử dụng các nguyên tố đất hiếm đã qua tái chế trong bộ phận có tên là động cơ taptic.

Việc khai thác các nguyên tố đất hiếm thường tiêu tốn rất nhiều năng lượng, song các nguyên tố đất hiếm lại được sử dụng với số lượng quá nhỏ để tái chế có hiệu quả về mặt kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, Apple cho biết, họ đã tạo ra một robot để thu hồi các vật liệu như vậy từ một số thiết bị của mình.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 22/7/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới