Thứ sáu, 29/03/2024 06:42 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 23/2/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 23/02/2020 09:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 23/2/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 23/2/2020.

Hà Tĩnh: Nghêu nuôi chết hàng loạt

Ngày 22-2, ông Phạm Trọng Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), cho biết, từ trước tết đến nay, trên địa bàn xảy ra tình trạng hàng chục tấn nghêu của người dân nuôi tại khu vực bãi bồi ven cửa biển bị chết.

Chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn đã kiểm tra, bước đầu nhận định nguyên nhân nghêu bị chết không phải do dịch bệnh mà do điều kiện thời tiết thay đổi, mưa nhiều, lạnh, trong khi tại khu vực bãi bồi này lúc thì có nước ngọt, lúc lại pha lẫn nước mặn… khiến nghêu không chống chịu được.

Hàng chục tấn nghêu của người dân nuôi bị chết

Theo ông Hợp, hiện xã Mai Phụ có 36 hộ dân tham gia nuôi nghêu trên diện tích khoảng 80ha, trong đó mức độ thiệt hại của đợt nghêu chết lần này chiếm khoảng 30%.

Trung Quốc chi 200 triệu USD ngăn ngừa châu chấu từ châu Phi

Chính phủ Trung Quốc duyệt chi gần 1,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 200 triệu USD) để ngăn ngừa và diệt côn trùng phá hoại mùa màng, đặc biệt là châu chấu và sâu keo mùa thu.
Trung Quốc đang đẩy mạnh các biện pháp ngăn ngừa và diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng, đặc biệt là nguy cơ châu chấu sa mạc đang hoành hành tại Ấn Độ và Pakistan tràn sang nước này, theo South China Morning Post.

Khu vực biên giới Ấn Độ-Pakistan gần lãnh thổ Trung Quốc được tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) xem là điểm nóng toàn cầu về côn trùng gây hại cho mùa màng.

Các chuyên gia tổ chức này nhận định nguy cơ dịch châu chấu tràn sang Trung Quốc là không quá lớn. Những đàn côn trùng gây hại không gặp hướng gió thuận lợi và cũng không đủ khả năng vượt qua được "bức tường tự nhiên" là dãy Himalaya.

Châu châu sa mạc đang hoành hành tại châu Phi và khu vực Nam Á. Ảnh: Reutres

Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cũng đồng ý với đánh giá từ FAO. Tuy nhiên, Bắc Kinh không muốn đánh cược với an ninh lương thực quốc gia, đặc biệt khi ngành nông nghiệp nước này vừa trải qua nhiều khủng hoảng.

Trong năm 2019, hơn 1 triệu ha đất nông nghiệp tại Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi sâu keo mùa thu. Ngành chăn nuôi nước này cũng thiệt hại nặng nề do dịch tả lợn châu Phi với hơn 440 triệu con lợn bị giết.

Chính phủ Trung Quốc đã duyệt chi 1,4 tỷ nhân dân tệ (gần 200 triệu USD) để ngăn ngừa và diệt trừ sâu bọ. Trong đó, khoảng 4,2 triệu USD được phân bổ về 15 tỉnh để chống châu chấu. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc tuần trước khẳng định đang theo dõi sát tình hình ở các địa phương gần biên giới Ấn Độ và Pakistan, đặc biệt là tỉnh Vân Nam và vùng Tây Tạng.

Châu chấu là một trong những loài côn trùng có khả năng phá hoại lớn nhất đối với nông nghiệp. Chúng có thể bay với vận tốc từ 16-19 km/h tùy vào điều kiện gió và di chuyển từ 5-130 km/ngày. Một đàn châu chấu với quy mô hoạt động gần 1 km2 sẽ có từ 40-80 triệu con. Một đàn 40 triệu con châu chấu có khả năng tiêu thụ lương thực ngang với 35.000 người/ngày.

"Dịch" châu chấu sa mạc lần này khởi phát từ khu vực quanh Biển Đỏ. Hai cơn bão nhiệt đới gần bán đảo Arab gây mưa lớn và giúp loài côn trùng này sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Từ đó, những đàn châu chấu tiến sang khu vực Sừng châu Phi và bờ đông châu Phi.

Từ bán đảo Arab, các đàn châu chấu cũng tiến sang Pakistan phá hoại cây lương thực và hoa màu. Chính phủ Islamabad ngày 31/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc đối phó sâu bọ. Côn trùng gây hại còn tràn qua biên giới Ấn Độ và đang gây nhiều thiệt hại cho các bang phía tây bắc nước này.

Sáng kiến bảo vệ Trái đất

Tháng 1-2020 được xác nhận là “tháng 1 nóng nhất” trên trái đất trong 141 năm qua, tiếp tục dấy lên lo ngại về tình trạng ấm lên toàn cầu. Các nước liên tiếp triển khai nhiều sáng kiến ứng phó biến đổi khí hậu, nổi bật là các dự án trồng cây xanh, nhằm chung tay bảo vệ “mái nhà chung” trước mối đe dọa từ “kẻ giết người thầm lặng”.

Theo Cơ quan Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), nhiệt độ bề mặt đất liền và đại dương toàn cầu trong tháng 1-2020 đã tăng 1,140C so nhiệt độ trung bình các tháng 1 trong thế kỷ 20 và vượt mức nhiệt kỷ lục trước đó được ghi nhận vào tháng 1-2016. Đáng chú ý, NOAA nhấn mạnh đây là mức tăng nhiệt lớn nhất mà không chịu tác động của hiện tượng El Nino tại Thái Bình Dương, cho thấy những bằng chứng rõ ràng về sự ấm lên toàn cầu. Tháng 1-2020 cũng đánh dấu 44 tháng 1 liên tiếp và 421 tháng liên tiếp có nhiệt độ cao hơn mức nhiệt trung bình của thế kỷ 20. Trung tâm Thông tin môi trường quốc gia Mỹ dự báo, năm 2020 sẽ nằm trong tốp 5 năm nóng kỷ lục.

Chiến dịch trồng cây tại bang Niu Xao Uên, Ô-xtrây-li-a. Ảnh

Thông tin về những hậu quả khó lường do nắng nóng - “kẻ giết người thầm lặng” - khiến giới chức nhiều nước không khỏi lo lắng, trong đó có Mỹ. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ nhanh chóng đề xuất dự luật trồng thêm 1.000 tỷ cây xanh, từ nay tới năm 2050. Các tác giả dự luật lập luận rằng, thay vì cố gắng giảm lượng khí thải của các nhà máy để đối phó tình trạng Trái đất nóng lên, kế hoạch trồng cây mới sẽ giúp giảm đáng kể lượng các-bon trong không khí. Tuy nhiên, giải pháp này đòi hỏi một hệ thống quản trị thông minh.

Trồng nhiều cây xanh và mở rộng không gian xanh trong thành phố cũng là biện pháp phổ biến hiện nay mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Trong Thông điệp liên bang năm 2020 gửi đến người dân Hung-ga-ri, Thủ tướng nước này V.Ô-ban công bố kế hoạch hành động mới về chống biến đổi khí hậu, trong đó nổi bật là chiến dịch trồng thêm 10 cây xanh mỗi khi có một đứa trẻ chào đời, với mục tiêu đến năm 2030 tăng thêm 27% diện tích rừng của Hung-ga-ri. Cũng theo kế hoạch này, từ ngày 1-7 tới, Hung-ga-ri sẽ xóa bỏ các hố chôn rác thải trái phép và xử phạt nghiêm đối tượng gây ô nhiễm môi trường.

Vừa trải qua đợt nắng nóng khủng khiếp trong tháng 1-2020, khi nhiệt độ lên đến 400C, thành phố lớn thứ hai của Ô-xtrây-li-a là Men-bơn cũng thúc đẩy phong trào trồng cây, cam kết tăng tỷ lệ diện tích cây xanh bao phủ từ 22% lên 40% vào năm 2040. Mục tiêu này được đánh giá tạo cú huých, giúp giảm nhiệt độ xuống vài độ C. Tuy nhiên, giới chức thành phố cho rằng, thách thức lớn nhất hiện nay không phải chi phí cho trồng cây, mà là việc chăm sóc.

Trong khi đó, tại châu Âu, trong chiến dịch giúp “lục địa già” chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững và không có khí thải, Ủy ban châu Âu (EC) công bố một khoản đầu tư trị giá 101,2 triệu ơ-rô cho các dự án thuộc chương trình LIFE, hành động vì môi trường và khí hậu. Khoản tiền này hỗ trợ cho 10 dự án về môi trường và khí hậu có quy mô lớn ở chín quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu (EU), giúp bảo vệ môi trường sống tự nhiên, giữ không khí sạch sẽ và giảm ô nhiễm ở nhiều sông, hồ tại châu Âu.

Chuyên gia Liên hợp quốc về môi trường sống G.Mu-tai cho rằng, để giúp các thành phố xanh hơn, các nhà quy hoạch phải có những chính sách phù hợp trong việc phân bổ các không gian xanh công cộng tại các thành phố lớn. Lý do là, các đô thị khi mở rộng thường “lãng quên” mặt bằng dành cho các không gian công cộng. Trong khi đó, chuyên gia M.Bơ-cô-uýt nhận định, xã hội gắn kết hơn, khi các sáng kiến về “thành phố mát mẻ” có tính đến lợi ích của cả các cộng đồng nghèo khó.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc A.Gu-tê-rét nhấn mạnh, biến đổi khí hậu là trở ngại nghiêm trọng và cấp bách nhất đối với sự ổn định và thịnh vượng toàn cầu. Hành động quyết liệt là giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng về khí hậu hiện nay.

Hơn 250 học sinh Indonesia bị lũ quét cuốn trôi khi đang cắm trại ven sông, ít nhất 8 em thiệt mạng

Straits Times dẫn lời ông Agus Wibowo – phát ngôn viên của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia (BNPB): “Tổng cộng có 257 học sinh lớp 7 và lớp 8 thuộc trường trung học Turi đang đi cắm trại quanh sông Sempor thì bị lũ quét cuốn trôi”.

Cũng theo ông Wibowo, khi các học sinh đến sông thì trời không hề mưa hay có bất kỳ hiện tượng thiên nhiên bất thường nào. Tuy nhiên khi các em đi bộ dọc sông thì lũ quét bất ngờ ập đến.

Lực lượng chức năng đang tổ chức tìm kiếm các học sinh gặp nạn

Ngay khi nhận được tin báo này, lực lượng cảnh sát, cơ quan cứu hộ cứu nạn và quân đội đã được điều đến hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn học sinh bị lũ cuốn trôi. Ở giai đoạn đầu, đội cứu hộ cứu nạn và lực lượng chức năng đã cứu được hơn 100 em học sinh.

Đến tối cùng ngày, đội cứu hộ đã tìm thấy thi thể một số em học sinh xấu số nằm ở dưới hạ lưu cách đó vài km. Còn một số học sinh khác đã tự tìm được đường đến ngôi làng gần đó để cầu cứu sự giúp đỡ. Sau đó các em được đưa đến sở y tế địa phương để điều trị.
Trong vụ việc này, giới chức Indonesia đã huy động đến 850 nhân viên cứu hộ và cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Theo đội cứu hộ, đã có 8 em học sinh tử vong có độ tuổi từ 12 – 15 và 23 học sinh bị thương.

Hiện các nhân viên cứu hộ đang cố gắng tìm kiếm dọc bờ sông để tìm ra những học sinh đang mất tích. Thời tiết đang khá xấu, có mưa phun, nước dâng cao gây khó khăn cho việc tìm kiếm

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 23/2/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.