Thứ năm, 25/04/2024 18:30 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 23/7/2019

MTĐT -  Thứ ba, 23/07/2019 09:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 23/7/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 23/7/2019.

Lũ lụt ở Nam Á, số người chết tăng vọt

Theo các quan chức Ấn Độ, 102 người đã thiệt mạng ở bang Bihar cho đến nay, nhiều hơn 35 trường hợp so với những gì chính quyền địa phương ước tính hồi giữa tuần trước.

Mưa lớn gây ngập lụt đã ảnh hưởng nặng tới khu vực miền Đông Ấn Độ cách đây 1 tuần. Tuy nhiên, ngay cả khi mưa giảm và nước rút, số người chết vẫn tiếp tục tăng lên.

Tại bang Assam, khu vực trồng chè của Ấn Độ gần biên giới Bangladesh, lũ lụt khiến hàng triệu người phải di dời và hơn 60 người thiệt mạng.

Tại Bangladesh, mưa lớn đã khiến ít nhất 47 người thiệt mạng trong vòng 2 tuần qua. Trong khi đó, ít nhất 120 người mất tích và nghi thiệt mạng sau khi lũ lụt nghiêm trọng và lở đất quét qua Nepal. Một số khu vực ở Pakistan cũng bị ngập lụt.

Một quan chức tại Ủy ban Phát triển Nước Bangladesh nói với Reuters rằng ít nhất 5 huyện ở miền Trung Bangladesh vẫn có nguy cơ bị ngập lụt vì mực nước của 2 con sông tiếp tục dâng cao.

Reuters cho biết số người thiệt mạng do lũ lụt ở Nam Á đã tăng hơn gấp đôi trong 5 ngày qua.

Nhà chức trách Ấn Độ, Nepal và Banglades đang tìm cách cung cấp hàng cứu trợ cho những khu vực bị ảnh hưởng.

"Chúng tôi có đủ hàng cứu trợ nhưng vấn đề chính là tiếp cận người dân. Chúng tôi không có phương tiện vận chuyển để di chuyển tới các khu vực ngập sâu dưới nước" - Phó Ủy viên huyện Bogra của Bangladesh Foyez Ahmed chia sẻ.

Biên Hòa loay hoay tìm điểm trung chuyển rác

Là thành phố có hơn 1 triệu dân, những năm gần đây, do thiếu trạm trung chuyển rác chuyên dụng nên rác thải sinh hoạt của TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) tập kết ở những trục đường chính chờ xe rác chuyển đi xử lý, đã gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đô thị.

Theo SGGP, vào các buổi chiều, Công viên Long Bình (phường Long Bình) lại nhộn nhịp bởi các loại xe thu gom rác từ các khu dân cư đổ về. Do số lượng rác quá lớn dẫn đến tình trạng các xe thu gom phải xếp hàng chờ. Đây là khu vực tiếp nhận rác rộng khoảng 200m2, gom rác từ 8 phường của TP Biên Hòa. Mặc dù tại đây có bố trí 2 hố ga để thu gom nước rỉ rác, được bơm, hút với tần suất 2 - 3 ngày/lần, nhưng vì không được che đậy kín nên vào những ngày mưa, nước trong các hố ga chảy vào đường thoát nước mưa chung của phường Long Bình và gây mùi hôi, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Còn tại khu vực cổng 2 trên đường Nguyễn Ái Quốc, thuộc phường Tân Phong, từ lâu cũng trở thành nơi tập kết rác thải. Mỗi ngày, có hàng chục xe chở đầy rác tập kết ngay trên tuyến đường lớn sạch đẹp nhất Biên Hòa. Do thiếu biện pháp che chắn, nước rác thải chảy ướt mặt đường, mùi hôi nồng nặc, khiến người dân sinh sống tại các tòa chung cư gần đó khổ sở vì ô nhiễm. Không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, mỹ quan đô thị, điểm tập kết rác này còn khiến việc đi lại của người dân quanh khu vực trở nên khó khăn hơn, nhất là vào những giờ cao điểm.

Thái Lan mở chiến dịch làm mưa nhân tạo khẩn cấp đối phó hạn hán

Theo TTXVN, Cục Hàng không Nông nghiệp và Tạo mưa Hoàng gia Thái Lan đã mở chiến dịch làm mưa nhân tạo khẩn cấp nhằm đối phó với tình trạng hạn hán hoành hành trên nhiều vùng của đất nước dù hiện tại là thời điểm mùa mưa của nước này.

Theo truyền thông sở tại, cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã này đã huy động toàn bộ phi đội gồm 22 máy bay thuộc biên chế của 11 đơn vị tạo mưa đóng trên 13 tỉnh, đồng thời mượn thêm 2 máy bay BT-67 của không quân tham gia chiến dịch.

Mục tiêu của chiến dịch khẩn cấp này là cố gắng tăng lượng nước trong những hồ chứa nào có mực nước thấp hơn 30% công suất. Các máy bay đang được Cục Hàng không Nông nghiệp và Tạo mưa Hoàng gia Thái Lan sử dụng bao gồm 11 chiếc Caravan, 7 chiếc Casa, 2 chiếc Super King Air và 2 chiếc CN-235.

Sáng 22/7, đơn vị tạo mưa đóng tại tỉnh Phitsanulok ở miền Bắc Thái Lan giáp với Lào đã cố gắng tạo mưa ở hai tỉnh lân cận là Phichit and Phetchabun. Trong buổi sáng, đơn vị này điều hai máy bay, mỗi chiếc phun 700kg hóa chất tạo mưa vào các đám mây để đến chiều quay lại tác động vào mây đã được phun hóa chất để cố gắng tạo ra mưa.

Trong khi đó, Văn phòng Tài nguyên nước Quốc gia của Thái Lan (ONWR) ngày 22/7 đã triệu tập cuộc họp với các cơ quan khác của chính phủ để thảo luận các biện pháp đối phó với nguy cơ hạn hán trên diện rộng.

Khẩn trương nạo vét kênh rạch

Ngày 22/7, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, nhằm giải quyết tình hình ô nhiễm khu vực suối Cái, suối Nhum và rạch Bình Thọ, Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan giao Sở TN-MT phối hợp với UBND quận 9, Thủ Đức tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất xả nước thải ra khu vực trong năm 2019, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm...

 Song song đó, tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc, giám sát định kỳ chất lượng môi trường nước mặt khu vực suối Nhum - suối Cái và rạch Xuân Trường để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường. Có văn bản đề nghị Đại học Quốc gia TPHCM khẩn trương xây dựng hệ thống xử lý nước thải của khu Đại học Kinh tế - Luật; có văn bản gửi Sở TN-MT tỉnh Bình Dương đề nghị rà soát, kiểm tra hoạt động của các hộ dân nằm trong khuôn viên Đại học Quốc gia TPHCM chưa bàn giao mặt bằng cho trường, giám sát hoạt động và tình trạng xả nước thải, rác thải của các hộ dân hoạt động chăn nuôi, sản xuất xả thải ra hệ thống thoát nước nêu trên.

UBND quận 9 tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất thuộc thẩm quyền quản lý; buộc xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với các cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo quy định; tuyên truyền vận động người dân sinh sống ven kênh rạch không xả rác, chất thải xuống kênh rạch; đảm bảo 100% các hộ dân sống ven kênh rạch có ký hợp đồng thu gom rác theo quy định.

UBND quận Thủ Đức tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất thuộc thẩm quyền quản lý; buộc xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với các cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo quy định; phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM rà soát, kiểm tra hoạt động của các hộ dân nằm trong khuôn viên đại học chưa bàn giao mặt bằng cho trường, giám sát hoạt động chăn nuôi, sản xuất và tình trạng xả nước thải của các hộ hoạt động chăn nuôi, sản xuất chưa được xử lý ra môi trường; tuyên truyền vận động người dân sinh sống ven kênh rạch không xả rác, chất thải xuống kênh rạch; đảm bảo 100% các hộ dân sống ven kênh rạch có ký hợp đồng thu gom rác theo quy định; tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc, giám sát định kỳ chất lượng môi trường nước mặt khu vực rạch Bình Thọ.

Giám sát việc xử lý ô nhiễm ở bãi rác Hiệp Thành, quận 12

UBND TP.HCM vừa giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở TN&MT nghiên cứu việc đưa nội dung về bảo vệ môi trường vào hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư.

Đồng thời, Sở TN&MT được giao thực hiện tiếp nhận và xử lý thông tin vi phạm từ người dân về ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hướng dẫn các quận, huyện thực hiện công khai thông tin của người vi phạm. Đối với nội dung công khai thông tin tại điểm d khoản 1 Điều 57 Nghị định 155/2016 thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ TN&MT.

Sở TN&MT cũng được giao phối hợp với Công an TP nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp trong việc sử dụng hình ảnh trích xuất từ camera an ninh, camera giao thông để lập biên bản vi phạm hành chính về vệ sinh công cộng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 23/7/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.