Thứ năm, 25/04/2024 18:35 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/5/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 24/05/2020 08:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 24/5/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 24/5/2020.

Lốc xoáy làm nhiều ngôi nhà dân bị tốc mái

Chiều 23-5, Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) Nguyễn Đình Bình cho biết, đã giao cho các cơ quan chức năng tiếp tục thống kê thiệt hại do lốc xoáy gây ra.

Vào khoảng 13 giờ đến 14 giờ chiều cùng ngày, tại khu vực thôn 1 và thôn 2 (xã Trà Mai, huyện Nam Trà My) có mưa dông to kèm gió lốc khiến nhiều nhà dân bị hư hỏng nặng.

Theo thống kê ban đầu, có 13 nhà dân bị ảnh hưởng, chủ yếu tốc mái một phần hoặc toàn bộ; nhiều cây xanh, trụ điện, trụ viễn thông ngã đổ.

Nhiều cây cối bị ngã đổ.

Gió lốc làm hư hỏng một số tài sản của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện và Trường THPT Nam Trà My có nhiều cây cối bị ngã đổ. Rất may trận lốc xoáy không gây thiệt hại về người.

Liên tiếp xảy ra cháy rừng tại Quảng Ngãi

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 6 vụ cháy rừng lớn, nhỏ, gây thiệt hại khoảng 6 ha rừng trồng, trong đó, huyện Sơn Tịnh xảy ra 2 vụ, Đức Phổ 1 vụ, Mộ Đức 1 vụ, Sơn Tây 1 vụ, Sơn Hà 1 vụ.

Ông Nguyễn Đại, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi, cho hay thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài đã khiến nhiều địa phương (đáng chú ý là các huyện đồng bằng) trong tỉnh ở cấp dự báo cháy rừng cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng.

Trước diễn biến tình hình thời tiết cực đoan, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã lên phương án chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô. Theo đó, Chi cục sẽ kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng các cấp; lập đoàn kiểm tra cấp tỉnh gồm các lực lượng kiểm lâm, cảnh sát phòng cháy chữa cháy tiến hành kiểm tra đối với các huyện và chủ rừng.

Chi cục cũng thành lập các tổ, đội phòng cháy chữa cháy rừng tự nguyện; các tổ đội phòng, chống cháy rừng theo nhóm hộ liền kề; thường xuyên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng…

“Chi cục khuyến cáo các chủ rừng và mọi người dân tự giác thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, đồng thời, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy rừng để tạo tính răn đe” - ông Đại nói.

Các vụ cháy rừng xảy ra phần lớn đều do ý thức chủ quan của người dân. Gần đây nhất là vụ cháy ở tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà vào ngày 22/5. Nguyên nhân ban đầu là do chủ rừng đốt rẫy gặp gió mạnh nên dẫn đến cháy lan diện rộng.

Hơn 2.000 ha lúa ở Thừa Thiên Huế nguy cơ bỏ hoang vì nắng hạn

Nắng hạn kéo dài liên tục, khiến mực nước tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện cạn kiệt. Vụ lúa Hè Thu này, hàng nghìn héc ta đất trồng lúa chưa có nước tưới, nhiều chân ruộng phải bỏ hoang.

Các trạm bơm hoạt động hết công suất để cấp nước cho sản xuất vụ Hè Thu

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 56 hồ chứa thủy lợi, 6 hồ thủy điện với dung tích khoảng 2 tỷ m3 nước. Hiện mực nước các hồ chứa đang rất thấp. Vụ Hè Thu năm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đưa vào gieo sạ khoảng 25.500 héc ta lúa, trong đó có 2.000 héc ta nằm ở vùng gò đồi, vùng núi, vùng cuối kênh tưới… bị khô hạn, không gieo sạ được.
Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, yêu cầu Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh lắp đặt các máy bơm dầu, bơm điện để bơm chuyền nước từ các hồ đập thủy lợi đến các diện tích lúa thiếu nước. Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiều diện tích lúa không thể gieo cấy được do không chủ động được nguồn nước tưới.

Ông Vang nói: "Trong 2.000 héc ta đó, có khoảng hơn 1.000 héc ta buộc phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang làm các loại cây trồng cạn, cũng có hỗ trợ một phần cho bà con để thực hiện cơ cấu cây trồng. Chúng tôi có dự kiến, đề xuất với nhà nước hỗ trợ cho nông dân một héc ta khoảng 2 triệu và thậm chí một số diện tích mà thấy khả năng không có thể làm được thì phải chấp nhận bỏ hoang.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/5/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.