Thứ sáu, 26/04/2024 05:11 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/6/2019

MTĐT -  Thứ hai, 24/06/2019 08:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 24/6/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 24/6/2019.

Tổng cục Môi trường kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn tại Sơn La

Tin tức trên báo TN-MT cho biết, đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT do ông Hoàng Văn Vy, Phó Cục trưởng Cục bảo vệ môi trường Miền Bắc làm Trưởng đoàn vừa làm việc với Sở TN&MT Sơn La, cùng các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố về công tác quản lý chất thải rắn trên toàn tỉnh.

Báo cáo nhanh tình hình quản lý chất thải rắn, ông Đỗ Văn Trụ, Phó Giám đốc Sở TN&MT Sơn La cho biết: Hiện tổng khối lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển khoảng 271,49 tấn/ngày. Tỷ lệ chất thải rắn tại đô thị được thu gom năm 2018 đạt trung bình khoảng 88%. Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường năm 2018 đạt khoảng 48%.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được đưa vào khu nhà máy xử lý rác thành phố đạt khoảng 70,85 tấn/ngày (tại thành phố); 200,64 tấn/ngày được thu gom chôn lấp (tại trung tâm các huyện, thành phố). Khoảng 60 tấn/ngày tại các vùng nông thôn, xa khu vực thu gom tập trung được tự chôn lấp hoặc tồn tại ngoài môi trường.

Về quy hoạch quản lý chất thải rắn, Sở Xây dựng Sơn La đã triển khai lập, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của 11 khu xử lý rác thải các huyện. Hiện 7 huyện đang triển khai đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn theo hình thức chôn lấp hợp vệ sinh.

Khai thác vàng gây ô nhiễm nước sông Đakrông

Tin tức trên vov cho biết, gần 2 năm nay, sông Đakrông, Quảng Trị bị ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản, nước nhuộm đỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.

Dòng suối Li Leng chảy từ xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế qua các thôn thuộc xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị rồi hòa vào dòng sông Đakrông. Gần 2 năm nay, dòng suối này bị dòng nước đỏ đục ngầu từ khe Bung nằm ở quả đồi thuộc xã Hồng Thủy chảy vào gây ô nhiễm.

Dòng nước ở con suối Li Leng bị nhuộm đỏ chảy về hòa vào sông Đakrông làm đục ngầu con sông này. Nhiều hộ dân sống ven sông thường xuyên uống và tắm giặt từ nước sông nay càng khốn khổ. Nhiều hộ phải mua thùng chứa, rồi hứng nước mưa uống. Nhiều người đành chấp nhận sử dụng nước suối, nước sông bị ô nhiễm vì không còn cách nào khác.

Ông Lê Đắc Quỳ, Chủ tịch UBND huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, sông Đakrông chảy qua 11 xã, thị trấn của huyện, và hầu hết người dân sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt. Mỗi lần tiếp xúc cử tri, người dân ở các địa phương đều bức xúc, phản ánh.

Theo ông Lê Đắc Quỳ, nguyên nhân gây ô nhiễm nằm ngoài địa bàn của huyện nên khó giải quyết được, huyện đã kiến nghị lên cấp trên xem xét.

Chỉ 30% bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh

Đây là con số được ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho biết tại triển lãm Entech 2019.

Theo ông Thịnh, tại Việt Nam, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải ở đô thị khoảng 85%, ở khu vực nông thôn khoảng 40% - 50%. Phương pháp xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp. Hiện có khoảng 30% bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Cả nước có khoảng 30 cơ sở xử lý chất thải thành phân hữu cơ, 300 lò đốt chất thải sinh hoạt quy mô nhỏ.

Việc đầu tư, xây dựng các khu xử lý chất thải, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh phần lớn chỉ được thực hiện ở một số địa phương có nguồn thu ngân sách lớn. Việc lựa chọn mô hình quản lý và công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam là thách thức của các ban ngành, địa phương.

Trước áp lực, thách thức ngày một gia tăng của rác thải đô thị, các địa phương, thành phố lớn cần đẩy mạnh tìm hiểu và ứng dụng công nghệ, giải pháp tiên tiến, hiện đại vào xử lý rác thải; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài.

Đồng thời, các đơn vị cũng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phân loại rác tại nguồn để giảm lượng đầu ra từ rác thải. Song song đó là đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức cho người dân, thực hiện đúng quy định trong việc xả rác ra môi trường. 

Philippines vật lộn với "cuộc chiến" túi nylon

Thói quen sử dụng túi nylon của người dân quốc gia vạn đảo khiến cuộc chiến chống rác thải nhựa, trong đó có túi nylon, đã khó càng thêm khó.

Mỗi ngày có tới gần 48 triệu túi nhựa dùng để mua hàng được sử dụng trên khắp Philippines. Hoa quả, rau, thịt, tất cả hàng hóa tại một khu chợ dân sinh ở thủ đô Philippines đều dễ dàng được bán kèm cùng một chiếc túi nylon.

Một tiểu thương cho biết: “Túi nylon rất quan trọng đối với những người bán hàng như chúng tôi. Nếu không có nó, chúng tôi biết lấy gì để đựng thịt cho khách”.

Trong khi đó, một khách hàng nói: ‘Sau khi mua hàng về nhà, tôi vứt túi đi luôn, không dùng lại làm gì cả”.

Các chủ sạp hàng cho biết, 100 chiếc túi nylon chỉ có giá khoảng 18 Peso, chưa bằng 8.000 đồng. Mỗi ngày, một sạp hàng có thể dùng khoảng 300 túi nylon. Thói quen sử dụng túi nylon là nguyên nhân khiến quốc gia này đang phải vật lộn với cuộc chiến chống "ô nhiễm trắng". Thống kê cho thấy, mỗi năm người dân Philippines dùng tới 17 tỷ túi nhựa, chưa bao gồm khoảng 16,5 tỷ túi nylon trong suốt có kích thước nhỏ và mỏng hơn.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/6/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.