Thứ sáu, 29/03/2024 22:56 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 25/5/2020

MTĐT -  Thứ hai, 25/05/2020 06:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 25/5/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 25/5/2020.

Biến đổi khí hậu đang làm cho các cơn bão ngày càng mạnh hơn

Với gần bốn thập kỷ dữ liệu vệ tinh, các nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ phổ biến của các cơn bão đặc biệt gây thiệt hại từ năm này sang năm khác, ghi nhận sự gia tăng rõ ràng về tần suất của các cơn bão lớn.

Xu hướng về những cơn bão mạnh hơn là khá đáng kể, thay đổi là khoảng 8% mỗi thập kỷ, Jim Kossin, tác giả của nghiên cứu cho biết. Nói cách khác, một cơn bão có khả năng trở thành một cơn bão lớn hơn 8% trong thập kỷ này so với thập kỷ trước.

Sự gia tăng 8% xác suất của một cơn bão lớn, có sức tàn phá lớn trên cơ sở thập kỷ này là hoàn toàn lớn. Nếu chúng ta mở rộng ra tương lai, điều đó có nghĩa là chúng ta cuối cùng sẽ nhìn vào những cơn siêu bão khổng lồ hàng năm và thậm chí có thể có nhiều siêu bão trong một mùa.

Thiệt hại nặng nề là vấn đề rất lớn và chưa kể đến những sinh mạng con người cũng không thể bỏ qua.

Như các nhà khoa học đã cảnh báo trong nhiều thập kỷ, những cơn bão mạnh hơn vẫn được cho là kết quả trực tiếp của nhiệt độ đại dương tăng lên do sự nóng lên toàn cầu do con người tạo ra. Sự tăng đột biến của nhiệt độ nước giúp các cơn bão nhiệt đới hình thành dễ dàng hơn.

Nghiên cứu mới với nhiều thập kỷ dữ liệu đã rút ra mối liên hệ rất rõ ràng giữa sự thay đổi của nhiệt độ đại dương và khả năng các cơn bão nhiệt đới biến thành lốc xoáy khủng khiếp. Đồng thời, cũng có khả năng các chu kỳ tự nhiên đang góp phần tạo ra những cơn bão mạnh hơn theo cách riêng của chúng.

Khoảng 72.000 người dân Ninh Thuận có nguy cơ thiếu đói do hạn hán

Hạn hán kéo dài đã khiến 21 hồ chứa nước tại tỉnh Ninh Thuận bị khô cạn. Hiện tổng dung tích nước chỉ còn hơn 24 triệu mét khối, chiếm khoảng 12% dung tích thiết kế. Hạn hán đã khiến hơn 15.360 ha đất phải ngừng sản xuất, hơn 1.800 hộ với gần 7.250 khẩu thiếu nước sinh hoạt. Khoảng 72.000 người có nguy cơ thiếu đói do hạn hán.

Nắng hạn đã khiến cho nguy cơ cháy rừng ở Ninh Thuận luôn trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm và có hơn 63ha rừng đã bị cháy. Đây là lần thứ 3, sau năm 2015, 2016 tỉnh Ninh Thuận công bố cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán.     

Hiện nay, các ngành, địa phương đang chủ động triển khai các giải pháp để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Ông Hồ Xuân Ninh, Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho biết: "Ứng phó với hạn hán, huyện tuân thủ đảm bảo không để người dân thiếu nước sinh hoạt, không để thiếu đói, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân. Đến nay, đối với nước sinh hoạt, Trung đoàn Không quân 937 chở nước cấp cho người dân xã Phước Trung, mỗi ngày từ 15 đến 25m3 khối nước".

Châu chấu phá hoại hàng ngàn hecta lúa và hoa màu ở bắc Lào

Dịch châu chấu và sâu keo mùa thu đang phá hoại hơn 1.600 ha lúa và hoa màu tại tỉnh Luangphabang và đang lan sang các tỉnh lân cận ở khu vực bắc Lào.

Ông Sivon Vongkhanchan, Phó giám đốc sở Nông lâm tỉnh Luangphabang cho biết, dịch châu chấu và sâu keo xuất hiện cách nay một tháng tại 6 huyện, sau đó lan nhanh ra toàn tỉnh và các tỉnh xung quanh. Châu chấu và sâu keo đã phá hủy hơn 1.600 ha lúa và hoa màu của tỉnh Luangphabang.

Ngành nông lâm đã hướng dẫn người dân sử dụng thuốc trừ sâu và các biện pháp thủ công để trừ diệt nhưng hiệu quả không cao, do tốc độ sinh sản của côn trùng khá nhanh và xuất hiện đồng loạt ở nhiều vùng khác nhau.

Cùng với Luangphabang, tỉnh Huaphan cũng phát hiện gần 150 địa điểm xuất hiện tình trạng côn trùng phá hoại mùa màng.

Nạn châu chấu xuất hiện tại Lào từ năm 2014. Bắt đầu từ tỉnh Luangphabang, sau đó lan sang các tỉnh Huaphan và Phongsaly. Từ đó đến nay, hầu như năm nào dịch châu chấu cũng xuất hiện, phá hoại hàng trăm nghìn ha lúa và hoa màu của người dân. Chỉ tính riêng năm ngoái, châu chấu đã gây thiệt hại năng suất cho hơn 92.000 ha hoa màu của người dân 8 tỉnh bắc Lào, chủ yếu là ngô ngọt.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, chỉ một tháng kể từ khi dịch bùng phát đến nay, khoảng 27.000 ha lúa và hoa màu ở các tỉnh bắc Lào bị châu chấu phá hoại. Đáng ngại là các tỉnh bắc Lào như Xiangkhouang, Luangphabang, Huaphan đều tiếp giáp với Việt Nam.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 25/5/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới