Thứ tư, 24/04/2024 04:14 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 28/2/2020

MTĐT -  Thứ sáu, 28/02/2020 09:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/2/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/2/2020.

Cần Thơ phối hợp với Hà Lan chống xâm nhập mặn

Ngày 27/2, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng có buổi tiếp và làm việc với Nhóm nghiên cứu của Hà Lan do ông Laurent Umans, Bí thư Thứ nhất Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội làm Trưởng đoàn về quản trị sụp lún đất và quản lý nguồn nước ngầm (Dự án) của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Báo cáo từ nhóm nghiên cứu cho thấy, vùng ĐBSCL đã và đang hứng chịu tác động của biến đổi khí hậu, tình hình sạt lở xảy ra nhiều nơi. Mực nước biển dâng trung bình 3mm/năm; sụt lún đất 1cm/năm, ở một số nơi đến 5 - 6cm/năm.

Trong đó, TP Cần Thơ không nằm ngoài sự ảnh hưởng. Nếu như trước đây mặt đất khá bằng phẳng thì nay có sự uốn lượn do độ sụp lún không đồng đều, hình thành vùng trũng nhiều nơi. Đồng thời, nước từ thượng nguồn đổ về hạ lưu sông Mêkông quá ít trong những năm gần đây, thêm vào đó độ sụp lún lòng sông có nơi lên đến 2m kết hợp với triều cường dẫn đến hệ quả nước biển dần tiến sâu vào nội địa của vùng. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây nên xâm nhập mặn khốc liệt của vùng ĐBSCL hiện nay. Chính vì vậy, cần có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tác động của thiên nhiên mang lại.

Dự án này tiếp nối những nỗ lực của Hà Lan và các đối tác về vấn đề sụp lún và khai thác nước ngầm của vùng ĐBSCL; tăng cường an ninh, an toàn nguồn nước và thực vật; hỗ trợ cung cấp thông tin. Theo đó, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá dự án tại 4 tỉnh, thành gồm: Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre và Sóc Trăng.

Cảnh báo tình trạng nước biển dâng ở châu Á

Reuters đưa tin ngày 27-2, giới chuyên gia đã đưa ra cảnh báo nhiều TP châu Á trong đó có thủ đô Tokyo (Nhật Bản), thủ đô Jakarta (Indonesia), TP Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Thượng Hải (Trung Quốc), là những nơi có nguy cơ cao nhất chịu ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng.

Cảnh báo này phù hợp với các tính toán khoa học nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu tiếp tục tăng lên với tốc độ hiện nay.

Công ty Tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft có trụ sở tại Anh đã phân tích 500 TP có hơn 1 triệu dân trên khắp thế giới và xác định những nơi có nguy cơ chìm trong nước biển dâng cao 67cm - 2m vào năm 2100. Theo đó, 11 trong số 15 TP có nguy cơ cao nhất là ở châu Á.

Theo ông Rory Clisby, chuyên gia phân tích về biến đổi khí hậu thuộc Verisk Maplecroft, nhiều TP ở châu Á đang đẩy nhanh mở rộng quỹ đất, chủ yếu là ở vùng ven biển và vùng trũng, khiến những nơi này dễ bị tác động khi mực nước biển dâng cao hoặc khi xảy ra lũ lụt hay dông bão.

Các chuyên gia kêu gọi các nhà chức trách đầu tư nhiều hơn cho công tác phòng chống lũ lụt cũng như lên kế hoạch di dời tài sản và người dân.

Lũ lụt tại Indonesia khiến ít nhất 5 người thiệt mạng

Theo người phát ngôn NDMA Agus Wibowo, các trận mưa lớn xảy ra ngày 25/2 đã gây ngập lụt khiến gần 20.000 người phải rời khỏi nhà đến nơi an toàn. Một số khu vực trong thành phố Jakarta và các tỉnh lân cận như Tây Java và Banten vẫn ngập lụt trong ngày 26/2. Nhiều khu vực nước ngập cao đến 1m. Lũ lụt kèm theo lở đất đã làm hư hại 3 tòa nhà của trường học, một thánh đường Hồi giáo và hơn 800 ha lúa bị ngập trong nước, gây thiệt hại cho nông dân.

Hiện nhiều lều, trại tạm và các điểm sơ tán tập trung đã được dựng lên cho những người bị ảnh hưởng, trong khi các mặt hàng cứu trợ như lương thực, thực phẩm, chăn, màn cũng đã được gửi đến khu vực trên.

Để chuẩn bị cho công tác cứu trợ khẩn cấp, Chính phủ Indonesia ngày 26/2 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp 14 ngày. Đơn vị cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm những người bị mất tích. Gần 200 người đã được cứu bao gồm nhiều trẻ em và phụ nữ.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 28/2/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới