Thứ tư, 24/04/2024 18:05 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 28/6/2019

MTĐT -  Thứ sáu, 28/06/2019 12:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 28/6/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 28/6/2019.

Khó di dời dân khỏi vùng sạt lở ven biển ở ĐBSCL

Nhiều hộ dân ven biển ĐBSCL đang phải sống chung với nỗi lo sạt lở. Do điều kiện kinh tế khó khăn, họ không có khả năng di dời đến nơi an toàn hơn.

Trong khi đó, nhiều địa phương cũng không có khả năng hỗ trợ tái định cư cho người dân. Dọc theo hơn 200km bờ biển của tỉnh Kiên Giang, không ít hộ dân mong muốn nhà nước quy hoạch khu tái định cư cho những hộ ven biển. Phần lớn chiều dài bờ biển của tỉnh này chưa được đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ kiên cố.

Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2050, ĐBSCL có thể có tới 1 triệu người phải di dời do những yếu tố sạt lở, lũ lụt và hạn hán lặp đi lặp lại nhiều lần.

'Thiên đường tốc độ' Autobahn bị giới hạn tốc độ do nắng nóng

Nền nhiệt tại Đức cao đến mức các cơ quan chính phủ của nước này đã phải đặt giới hạn tốc độ cho những phương tiện đi lại trên một vài đoạn đường của hệ thống đường cao tốc Autobahn.

Mặc dù có vẻ kỳ lạ khi nhiệt độ gây ra việc giới hạn tốc độ, nhưng theo Bloomberg, các cơ quan chức năng đang rất lo lắng về việc nhiệt độ cao có thể tạo ra các vết nứt nguy hiểm trên mặt đường Autobahn. Do đó, một số đoạn của con đường có giới hạn tốc độ chỉ còn 62 mph (100 km/h).

Nhiệt độ ngày 26/6 ước tính lên tới 100,7°F (38,2°C) và một số nhà khí tượng tin rằng kỷ lục nhiệt độ cao nhất mọi thời đại của đất nước này - 104,5°F (40,3°C) - có thể sắp bị phá vỡ. The Weather Channel dự báo thành phố Coschen của Đức có mức nhiệt cao khoảng 101,5°F (38,6°C).

Không có báo cáo nào về thiệt hại của Autobahn, nhưng việc này đã từng xảy ra trong quá khứ. Điều này đặt ra một mối nguy hiểm tiềm tàng vì các phương tiện có thể di chuyển với tốc độ vượt quá 100 mph (161 km/h) và sau đó va phải một phần mặt đường bị nứt hoặc vênh. Nếu kịch bản này xảy ra, người lái xe có thể gặp nguy hiểm trên đường và có khả năng mất kiểm soát phương tiện.

Malaysia đóng cửa hơn 400 trường học do ô nhiễm không khí

Hơn 400 trường học ở Malaysia đã đóng cửa trong tuần này sau khi ô nhiễm không khí khiến nhiều học sinh mắc phải triệu chứng buồn nôn, chính phủ nước này cho biết.

Kể từ thứ Hai, 104 trẻ em đã ngã bệnh ở bang miền nam bang Johor vì ô nhiễm không khí, theo các quan chức địa phương. Hầu hết các trường hợp là ở quận Pasir Gudang của tiểu bang này.

"Bộ Giáo dục sẽ liên tục theo dõi tình hình và hỗ trợ các trường học để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của học sinh ở mức tốt nhất", các nhà chức trách cho biết.

Trước khi xảy ra sự việc, một lượng lớn chất thải độc hại đã được đổ ra một con sông một cách bất hợp pháp, khiến 4.000 người mắc bệnh và hơn 100 trường học phải đóng cửa vào tháng 3.

Chính phủ Malaysia tuyên bố hai sự cố này không hề liên quan tới nhau, nhưng có nhiều vị phụ huynh lo lắng cho sức khỏe con em mình.

Azlina Abd Aziz, một bà mẹ 44 tuổi, cho biết: "Không chỉ sức khỏe của con cái chúng tôi bị đe dọa. Chúng tôi không chắc chắn hóa chất nào đang gây ô nhiễm khu vực và chúng ta cần phải hành động nhanh chóng".

Long An: Xả thải ra môi trường, một công ty bị phạt 236 triệu đồng

Ngày 26/6, ông Võ Văn Cẩm, Chánh Thanh tra Sở TN-MT Long An, cho biết đơn vị vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính Công ty Thịnh Phát số tiền 236 triệu đồng do công ty này có nhiều vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Cụ thể, Công ty Thịnh Phát thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải ra môi trường; thải bụi, khí thải vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

Công ty này phải lắp đặt máy dệt kim thực hiện dệt vải phục vụ dự án; phải cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải theo đúng quy định; công ty phải ngưng ngay hoạt động xả nước thải và thu gom toàn bộ hệ thống xử lý theo quy định.

Cũng trong quyết định xử phạt, Sở TN-MT Long An, buộc Công ty Thịnh Phát khắc phục các hậu quả gây ra trong vòng 30 ngày từ khi nhận được quyết định. Công ty này phải trả toàn bộ chi phí (gồm số tiền của hình thức xử phạt hành chính và kinh phí giám định, phân tích mẫu).

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 28/6/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.