Thứ bảy, 20/04/2024 22:47 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 29/4/2020

MTĐT -  Thứ tư, 29/04/2020 10:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 29/4/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 29/4/2020.

TP.HCM “về đích” chương trình giảm ô nhiễm môi trường

Ngày 25/10/2016, Thành ủy TP.HCM đã ban hành Chương trình hành động số 13-CTrHĐ/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay, các chỉ tiêu TP.HCM đặt ra khi triển khai Chương trình này đã cơ bản “về đích”, góp phần vào mục tiêu xây dựng TP.HCM phát triển nhanh, bền vững, thân thiện với môi trường.

Tiếp đó, ngày 11/11/2016, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 5927/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ô nhiễm giai đoạn 2016 - 2020. Đến ngày 11/6/2017, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết số 03/NQ-HĐND về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, để kêu gọi toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, ngày 19/10/2018, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM ban hành Chỉ thị số 19- CT/TU về thực hiện cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết: Sở TN&MT là cơ quan được giao nhiệm vụ đầu mối triển khai Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay, 14/16, chỉ tiêu thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020 đã cơ bản được hoàn thành. Trong đó, có nhiều chỉ tiêu quan trọng như: 100% chất thải rắn thông thường, chất thải rắn công nghiệp nguy hại, chất thải y tế được thu gom, lưu giữ và xử lý an toàn; 100% các Khu Công nghiệp được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung và vận hành đảm bảo các quy chuẩn môi trường Việt Nam….

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Toàn Thắng, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thường là vấn đề khó đối với các đô thị, nhất là với siêu đô thị 13 triệu dân, mỗi ngày phát sinh trên 9.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt như TP.HCM. Vì vậy, thành phố đã tập trung tìm nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này.

Trong những tháng cuối năm 2019, TP.HCM đã đồng loạt khởi công xây dựng 2 nhà máy xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt phát điện tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc với tổng công suất 4.000 tấn/ngày và 1 nhà máy xử lý, tái chế chất thải công nghiệp - chất thải nguy hại tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước công suất 500 tấn/ngày. Dự kiến, sắp tới, TP.HCM sẽ khởi công xây dựng Nhà máy xử lý chất thải chất thải rắn sinh hoạt - công nghiệp - nguy hại tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc với tổng công suất 1.120 tấn/ngày.

Ngoài ra, TP.HCM đang trong quá trình thẩm định đề án chuyển đổi công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt từ chôn lấp sang đốt phát điện và sản xuất phân compost tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước với công suất 3.000 tấn/ngày. Đồng thời, thành phố đang gấp rút các khâu cuối cùng để tổ chức đấu thầu một nhà máy xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt phát điện.

Lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từ trước đến nay ở Bắc Cực đã thu hẹp lại

Tầng ozone là một phần của bầu khí quyển trái đất che chắn hành tinh khỏi bức xạ cực tím. Ở Bắc Cực, lần đầu tiên phát hiện ra lỗ thủng tầng ozone vào cuối tháng 3 trong điều kiện gió bất thường khiến không khí lạnh kéo dài trong vài tuần liên tiếp.

Những cơn gió được gọi là “cơn lốc cực”, đã tạo ra một lồng không khí lạnh hình tròn dẫn đến sự hình thành của các đám mây trên cao trong khu vực. Theo các tuyên bố từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), các đám mây trộn lẫn với các chất ô nhiễm nhân tạo như clo và brom, ăn mòn khí ozone xung quanh làm hình thành một lỗ lớn gấp ba lần kích thước của Greenland trong bầu khí quyển.

Các nhà nghiên cứu ESA cho biết, lỗ thủng tầng ozone thường lớn nhất vào mỗi mùa thu ở Nam Cực, trong khi đó, ở Bắc Cực ít có các điều kiện cho phép lỗ này hình thành. Năm nay, lần đầu tiên xuất hiện lỗ thủng tầng ozone Bắc Cực vì không khí lạnh tập trung ở khu vực này lâu hơn nhiều so với thông thường.

Theo các nhà nghiên cứu của Expedia, cuối tuần trước, “cơn lốc cực” đã bị phân tách, tạo ra một con đường cho không khí giàu ozone bay trở lại khu vực phía trên Bắc Cực.

Nhà khoa học khí quyển Martin Dameris, tại Trung tâm hàng không vũ trụ Đức nói: “Hiện tại, có quá ít dữ liệu để chứng minh liệu các lỗ thủng ozone ở Bắc Cực như thế này có đại diện cho một xu hướng mới hay không. Theo quan điểm của tôi, đây là lần đầu tiên tồn tại một lỗ thủng tầng ozone thực sự ở Bắc Cực”.

Trong khi đó, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã tồn tại khoảng bốn thập kỷ. Các nhà khoa học lạc quan rằng lỗ thủng này đang khép dần lại. Theo đánh giá năm 2018 của Tổ chức Khí tượng Thế giới, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã thu hẹp khoảng từ 1% đến 3% mỗi thập kỷ kể từ năm 2000. Tuy nhiên, nó không thể khép kín hoàn toàn trước năm 2050.

Khu dân cư khốn khổ vì chung sống với bãi rác tự phát suốt 10 năm

Từ chục năm nay, nhiều hộ dân tại xã Hòa Bình, Thủy Nguyên, Hải Phòng đã phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm môi trường do bãi rác tự phát ngay khu dân cư.

Theo người dân tại đây, mỗi khi bãi rác đầy lại có người đến đốt. Khí thải từ việc đốt rác tự phát này gồm đủ thành phần như dioxin, furan - những chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Nước rỉ rác không có chỗ để thu gom, chảy ra đồng ruộng. Nhiều năm qua, hơn 1ha đất nông nghiệp trở thành hoang hóa. Không chỉ ô nhiễm đất mà nước giếng khoan cũng bị ô nhiễm.  Nhiều lần người dân kiến nghị lên UBND xã nhưng câu trả lời là vẫn phải đợi bởi mỗi năm, kinh phí dành cho xử lý rác tại xã chỉ khoảng gần 300 triệu đồng.

Hiện nay, hầu hết các xã, phường tại Thủy Nguyên, Hải Phòng chưa áp dụng các công nghệ xử lý rác tập trung. Vì thế, mỗi ngày, người dân tự ý đổ hàng nghìn tấn rác ra những khu vực chưa được quy hoạch và chính người dân địa phương trở thành nạn nhân của rác.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 29/4/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất