Thứ sáu, 19/04/2024 21:25 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 29/7/2019

MTĐT -  Thứ hai, 29/07/2019 09:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 29/7/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 29/7/2019.

Nắng nóng kỷ lục lan tới Bắc Âu, đe dọa tan băng ở Bắc Cực

Ngày 27/7, khu vực phía Bắc Na Uy ghi nhận nhiệt độ nóng kỷ lục 35,6 độ C - tương đương nhiệt độ nóng kỷ lục ghi nhận năm 1970, trong có có hơn 20 địa phương trải qua "đêm nhiệt đới" - tức nhiệt độ trong đêm cao hơn 20 độ C.

Không chỉ bao trùm Bắc Âu, nắng nóng thiêu đốt cả khu vực phía Bắc Thụy Sĩ. Nhiệt độ tại thị trấn Markusvinka ở vùng cực Bắc của nước này trong ngày 26/7  đã lên tới mức kỷ lục trong năm 34,7 độ C.

Theo Jon Jorpeland - nhà khí tượng thuộc Viện khí tượng Thụy Sĩ (SMHI), đây là mức nhiệt nóng kỷ lục từ năm 1945 tới nay tại vùng cực Bắc của Thụy Sĩ và là mức nhiệt nóng thứ 3 từ trước đến nay trong lịch sử nắng nóng tại địa phương này.

Ông Jorpeland cho biết tình hình nắng nóng tại phía Nam Thụy Sĩ không nghiêm trọng như phía Bắc, song việc nhiệt độ liên tục lên tới 30 độ C trong vài ngày ở nước này là điều bất thường.

SMHI cảnh báo tình trạng nắng nóng sẽ gây khô hạn và thiếu nước tại 15 trong 21 nước khu vực Bắc Âu vào tháng 8 tới.

Trong khi đó, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 27/7 cảnh báo đợt nắng nóng kỷ lục tại châu Âu đang có xu hướng di chuyển tới Bắc Cực, đe dọa đẩy nhanh tốc độ tan chảy băng đá tại đây.

Viện Khí tượng Thụy Điển (DMI) dự báo luồng khí nóng đang di chuyển hướng lên Bắc Cực, có thể đẩy nhanh tốc độ tan chảy băng trong lòng biển Bắc Cực và băng trên bề mặt trong 3 đến 5 ngày tới.

Quốc lộ 91 có nguy cơ đổ xuống sông Hậu

Ngày 28/7, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đích thân cùng đoàn công tác gồm nhiều ngành chức năng của tỉnh đã trực tiếp khảo sát tình hình rạn nứt mặt đường quốc lộ (QL) 91 cặp bờ sông Hậu đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú (An Giang).

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang, vết rạn nứt được phát hiện lúc 7h30 ngày 27/7, cách vụ sạt lở năm 2010 khoảng 100 m. Vết nứt có chiều dài khoảng 30 m, chiều rộng ban đầu 1 cm, ăn sâu vào 1/3 mặt đường. Vết nứt có thể làm đoạn QL91 này có nguy cơ sạt lở xuống sông Hậu.

Qua khảo sát, vết nứt có dấu hiệu tiếp tục mở rộng. Đến 6 giờ sáng 28-7, chiều dài vết nứt không thay đổi nhiều nhưng chiều rộng mở rộng thêm 1,5-2 cm. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chế độ dòng chảy thay đổi qua đoạn sông cong, áp sát bờ, nền đất yếu.

Trước nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm trên QL91, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình yêu cầu lãnh đạo huyện Châu Phú và xã Bình Mỹ khẩn trương thiết lập vùng cảnh báo không đảm bảo an toàn, đồng thời chỉ đạo lực lượng công an, xã đội đến hỗ trợ di dời các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng đến nơi an toàn. Hiện ngành chức năng đã xác định có hai căn nhà, hai lều quán cần được di dời và đã tổ chức di dời cùng tài sản đến nơi an toàn. Song song đó, các lực lượng địa phương phối hợp với ngành giao thông kéo dây, lắp đặt biển báo tạm và phân luồng giao thông nhằm giảm tải trọng trên đoạn đường rạn nứt; bố trí lực lượng trực, đồng thời tiếp tục theo dõi, cảnh báo cho người dân biết để không đi vào khu vục nguy hiểm này.

Mỹ phát triển robot tái chế rác thải

Để đối phó với cuộc khủng hoảng môi trường với hàng chục triệu tấn rác thải ra mỗi ngày sau khi Trung Quốc ngừng nhập rác phế liệu, các nhà khoa học Mỹ đang phát triển loại robot có trang bị trí tuệ nhân tạo và cải thiện tính năng xúc giác để làm việc trong các nhà máy phân loại và tái chế phế liệu.

Theo cnbc.com, nước Mỹ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng môi trường khi phải tái chế hàng chục triệu tấn rác mỗi ngày sau khi các cơ sở tái chế lớn nhất thế giới ở Trung Quốc ngừng nhập hầu hết nhựa phế liệu và bìa cứng của Mỹ. Lý do được đưa ra là vấn nạn ô nhiễm và phế liệu nhựa tràn ngập các cơ sở chế biến của chính Trung Quốc. Trong lịch sử, Trung Quốc đã tái chế phần lớn rác thải của Mỹ.

Hiện tại, chính quyền Mỹ muốn giải quyết vấn đề rác thải với sự trợ giúp của robot được đào tạo với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Một trong những vấn đề chính của rác thải ở Mỹ là tất cả các vật liệu có thể tái chế thường được đổ vào một thùng chứa. Trung Quốc hiện có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để tái chế phế liệu và thùng rác của Mỹ không phù hợp với yêu cầu của Trung Quốc.

Để đối phó với thảm họa môi trường, các công ty và nhà khoa học Mỹ đang phát triển robot với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, làm việc trong các nhà máy chế biến rác và cải thiện kiểm soát chất lượng. Mục tiêu của họ là cho robot đảm nhận công việc bẩn thiểu và nguy hiểm mà mọi người đang làm.Theo báo cáo từ Trường y tế công cộng tại Đại học Illinois, công nhân tái chế rác có nguy cơ bị thương tật cao gấp đôi so với công nhân tại các nhà máy khác.

Robot sẽ phân loại rác nhờ hệ thống camera và máy tính được đào tạo để nhận ra các vật thể cụ thể. Các ngón kẹp hoặc ngón tay máy có kích thước lớn trang bị các bộ cảm biến sẽ giúp robot lấy đồ vật và đặt chúng vào các ngăn thích hợp.

Làm sạch núi Cấm

Tin tức trên báo Nhân dân cho biết, trong tháng 7 này, Đoàn cơ sở Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp Chi đoàn Ban Quản lý Khu Du lịch Núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên) đã nhiều lần ra quân lên núi Cấm dọn rác thải.

Trong ngày 27/7, 50 thanh niên thuộc Đoàn cơ sở Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang đã Chi đoàn Ban Quản lý Khu Du lịch Núi Cấm đã mang theo bao đựng rác men theo suối Thanh Long nhặt rác. Đó là những vỏ chai nước suối, các ly nhựa, hộp cơm, túi ni lông đựng thực phẩm do du khách thiếu ý thức vứt bừa bãi sau khi xử dụng.

Một số vỏ hộp bên trong còn thức ăn thừa nên bốc mùi hôi, thối ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường khu du lịch. Vừa thu dọn rác, các bạn trẻ vừa tuyên truyền đến người dân trên núi, hàng quán kinh doanh nên có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi dọc theo suối Thanh Long và tuyến đường bộ lên núi Cấm để giữ cảnh quan cho núi đẹp hơn.

Trước đó, trong 3 ngày (từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 7) hơn 260 lượt người thuộc các tổ, đội nghiệp vụ, công đoàn, chi đoàn thuộc Ban Quản lý Khu Du lịch Núi Cấm cùng lực lượng tình nguyện, các cá nhân hành nghề vận chuyển hành khách đã ra quân tổ chức thu gom rác thải các loại trên trên núi Cấm.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang Lê Trung Hiếu cho biết, đây là các hoạt động nhằm giữ môi trường sinh thái trên núi Cấm để cảnh quan thông thoáng, không gây khó chịu cho du khách khi đến vui chơi, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình trên núi Cấm. Đồng thời qua đó cũng tuyên truyền cho người dân địa phương, du khách có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường hơn, không quăng xả rác bừa bãi trên núi vừa gây ô nhiễm môi trường vừa làm giảm mỹ quan núi Cấm.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 29/7/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...