Thứ năm, 28/03/2024 20:20 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 30/3/2020

MTĐT -  Thứ hai, 30/03/2020 07:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 30/3/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 30/3/2020.

Mặn xâm nhập ở ĐBSCL có xu thế giảm dần

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 22 đến 28-3, ĐBSCL bước vào đỉnh mặn cuối tháng 3. Độ mặn cao nhất trong đợt này ở mức thấp hơn độ mặn thời kỳ từ 11 đến 20-3. Rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở cấp độ 1-2.

Dự báo từ ngày 1 đến ngày 5-4, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục giảm dần. Từ 28-3 đến 5-4, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt ngay khi có thể khi triều thấp. Khi tưới cho cây ăn trái cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn tránh thiệt hại.

Cũng theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến tháng 5, dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về ĐBSCL ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 5-20%.

Xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần nhưng vẫn ở mức cao; xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ (Long An), Cái Lớn (Kiên Giang), vùng bán đảo Cà Mau khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, sau giảm dần.

Người dân vô tư xả trộm rác trên con đường thơ mộng

Nhiều người dân sống ở khu vực đường Cao Bằng, gần khu Công nghiệp Diên Phú (xã Diên Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) phản ánh, tưc rất lâu rồi, hai bên đường này là nơi người dân khắp nơi đến đổ trộm rác thải sinh hoạt, rác thải rắn.

Điều đáng sợ hơn là, nhiều người còn mang cả vỏ chai thuốc diệt cỏ ra vứt tùm lum ở hai bên đường, khiến dân ở đây hết sức lo sợ khi trời mưa, nguồn nước ngầm ở khu vực này sẽ bị ô nhiễm nặng nề. "Con đường này rất đẹp và thơ mộng, lại nằm gần trung tâm đô thụ loại I, thành phố Pleiku vậy mà lại ngập ngụa trong rác thải, mùi hôi thối và ruồi nhặng thì thật là khó tưởng tượng.

Khai thác nước bền vững để thích ứng với biến đổi khí hậu

Hạn mặn đang diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã vượt mốc lịch sử trăm năm. Toàn vùng bị ảnh hưởng, trong đó 5 tỉnh đã công bố tình trạng khẩn cấp; nhiều diện tích lúa, vườn cây, thủy sản, rau màu bị thiệt hại; hàng chục nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt... Theo quan sát, tình trạng hạn mặn ở vùng ĐBSCL hiện đang diễn ra theo chu kỳ nhanh hơn và quy luật lũ, hạn mặn cũng trở nên thất thường hơn, đòi hỏi phải chủ động tìm ra giải pháp ứng phó lâu dài mang tính thích ứng để đảm bảo nguồn nước cho người dân.

Với tỉnh Kiên Giang là địa phương đã từng phải trải qua 27 ngày không có nước ngọt trong đợt hạn mặn 2016, chính quyền và ngành chức năng đã nhanh chóng xây dựng nhiều giải pháp đồng bộ để có thể đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt cho người dân. Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang, cho hay: "Từ tháng 10 năm 2019 thì tỉnh đã có chủ trương chủ động đắp các đập ngăn mặn. Do đó, đối với những vùng sử dụng nước mặt làm nước sinh hoạt thì hiện nay không bị ảnh hưởng gì, còn đối với các đảo thì chúng tôi xây hồ trữ nước nên dù mực nước đang xuống thấp hơn so với nhiều năm tuy nhiên theo tính toán trữ lượng hồ thì đến tháng 5 vẫn đảm bảo cấp nước cho bà con trên đảo".

Theo lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, trong bối cảnh khó khăn khi dịch bệnh và hạn mặn đều diễn biến khó lường, tạo nên thách thức lớn đối với địa phương, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp để có thể ứng phó với tình hình thực tế. Cụ thể, tỉnh đã thực hiện những giải pháp công trình cấp nước song song với những giải pháp phi công trình. Theo ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, các giải pháp công trình là những biện pháp thực tiễn để có thể trữ nước cho cả vùng khi lượng nước từ ĐBSCL chảy về đang rất thiếu. Giải pháp công trình ở đây là hệ thống cống ven biển, không phải cống ngăn mặn mà là kiểm soát mặn, trữ ngọt.

Hà Nội mở rộng diện tích cây xanh, bảo đảm vệ sinh môi trường

Tiếp tục triển khai công tác trồng thêm cây xanh theo kế hoạch, Hà Nội đã tiếp nhận 650 cây hoa Anh đào trồng tại Công viên Hòa Bình; đôn đốc trồng thay thế các cây bị chết và tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ cây bóng mát mới trồng đảm bảo cây sinh trưởng phát triển ổn định trên địa bàn TP.

Trong 3 tháng đầu năm, các đơn vị của thành phố cũng đã thực hiện duy trì cây xanh, chiếu sáng; tăng cường kiểm tra, xử lý cắt tỉa, chặt hạ cây nguy hiểm; gia cố cọc chống, cắt tỉa tán cây mới trồng và sửa chữa, thay thế một số cột chiếu sáng, cần đèn chiếu sáng có nguy cơ gẫy đổ gây mất an toàn mùa mưa bão năm 2020. Đôn đốc các quận, huyện thị xã thực hiện cắt sửa cây bóng mát năm 2020.

Cùng với việc tiếp tục chỉnh trang đường phố, quý I năm nay, Hà Nội cũng tập trung giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường, Hà Nội đã tổ chức kiểm công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn các huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Đan Phượng, Hoài Đức, Phú Xuyên, Thường Tín, Ba Vì; chỉ đạo, hướng dẫn vận chuyển rác thải tồn tại các điểm tập kết trên địa bàn về khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn đảm bảo vệ sinh mội trường đúng quy định.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 30/3/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.