Thứ bảy, 20/04/2024 06:03 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 3/4/2020

MTĐT -  Thứ sáu, 03/04/2020 06:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 3/4/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 3/4/2020.

Lào Cai cần đảm bảo an toàn các hồ chứa chất thải

Thời gian qua, tình trạng mất an toàn các hồ thải trong khai thác khoáng sản tại Lào Cai luôn luôn hiện hữu.

Cụ thể, ngày 7/9/2018, tại huyện Bảo Thắng đã xảy ra sự cốvỡ đập chứa Gyps thải của Công ty Cổ phần DAP số 2, tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, làm tràn khoảng 45.000 m3 khối nước thải và bùn ra môi trường. Sự cố này đã để lại hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân trong khu công nghiệp Tằng Loỏng. Hơn thế, nó còn ảnh hưởng lớn tới nguồn nước sông Hồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Trước đó, vào tháng 1/2018, tại TP. Lào Cai cũng xảy ra sự cố vỡ  hồ chứa nước thải tuyển quặng apatít của Nhà máy Tuyển quặng Bắc Nhạc Sơn, khiến hơn 10.000 m3 nước thải tràn ra khu dân cư, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

Sự cố vỡ đập hồ chứa chất thải của Công ty Cổ phần DAP số 2 và Nhà máy Tuyển quặng Bắc Nhạc Sơn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc cần thiết phải đảm bảo an toàn các hồ chứa chất thải tại các khu vực khai khoáng. Nhận thức rõ việc này, trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra, nhắc nhở doanh nghiệp nâng cao ý thức vận hành và bảo vệ các hồ chứa chất thải.

Ông Lưu Đức Cường, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Lào Cai cho biết: Từ năm 2019 tới nay, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra, nhắc nhở doanh nghiệp phải có giải pháp cải tạo, gia cố các bãi thải, hồ thải quặng đuôi, nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bổ sung hệ thống cảnh báo, biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, cắm mốc giới phạm vi đập, hồ chứa, bãi thải, kiểm tra, theo dõi cao trình mực nước dâng và cao trình xả thải của hồ tuần hoàn, đặc biệt, trong mùa mưa lũ hoàn thiện hồ sơ phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập.

Thả gần 52.000 cá giống xuống lòng hồ thủy điện Sơn La

Hưởng ứng Ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam 1/4, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La vừa tổ chức thả gần 52.000 con cá giống nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện Sơn La.

Các loại cá giống được thả gồm cá mè, cá trôi Mirgan, cá lăng và cá chép. Cá giống được thả đảm bảo tiêu chuẩn kích cỡ phù hợp, khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao, có khả năng thích nghi tốt với môi trường.

Cùng với đó, để bảo vệ nguồn cá lòng hồ sinh trưởng và phát triển, nâng cao nhận thức trong nhân dân về vai trò quan trọng của nguồn lợi thủy sản tự nhiên và giải pháp khai thác nguồn lợi thủy sản một cách bền vững, huyện Quỳnh Nhai đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân tạm dừng các hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La bằng vó bè, lưới đánh bắt cá có kích thước nhỏ.

Thời gian từ nay đến hết ngày 30/4/2020. Đặc biệt, nghiêm cấm hành vi khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại.

UBND huyện cũng yêu cầu các xã vùng dọc lòng hồ thủy điện Sơn La đẩy mạnh tuyên truyền Luật thủy sản, ý nghĩa việc thả cá giống bổ sung tái tạo bổ sung nguồn lợi thủy sản vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn.

Tuyên truyền chỉ đạo trong nhân dân không khai thác vùng thả cá giống phạm vi 10km, không khai thác nguồn lợi thủy sản tại các điểm quy định bãi cá đẻ, bãi thủy sinh vật còn non. Thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát các dụng cụ khai thác như kích thước mắt lưới, các loại lưới dê, lưới bát quái, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ; các hình thức khai thác bằng mìn, chất nổ, kích điện…

Đê biển, bờ biển Cà Mau sạt lở đặc biệt nguy hiểm

Do triều cường dâng cao, gây nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng trên tuyến đê biển Tây và bờ biển Đông ở tỉnh Cà Mau, trong đó có 5.447 mét sạt lở nguy hiểm và 2.100 mét sạt lở đặc biệt nguy hiểm.

Do đó, chưa có hệ thống kè cơ bản bên ngoài, sóng biển gây sạt lở nghiêm trọng một đoạn khoảng 400 mét từ bờ Bắc T25 (U Minh), dù rừng phòng hộ nơi đây có bề dầy từ 18 - 40 mét. Tương tự với hiện trạng như trên, nhưng đai rừng còn rất mỏng, chỉ khoảng 3 mét với cây rừng thưa thớt, 230 mét đoạn bờ bắc Vàm Ba Tỉnh (Trần Văn Thời, Cà Mau), cũng đang sạt lở nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đối với đoạn bờ Bắc và Nam Sào Lưới (Trần Văn Thời, Cà Mau), đã có gần 2.000 mét đang bị sạt lở nghiêm trọng, trong đó có đến trên 600 mét không còn đai rừng phòng hộ. Do đó, đai rừng phòng hộ ngày càng bị thu hẹp, nhiều vị trí không còn đai rừng, triều cường đưa sóng biển gây áp lực rất lớn lên thân đê. Cụ thể, tại 02 vị trí sạt lở này đã có dự án kè cơ bản bên ngoài với chiều dài toàn tuyến 5.447 mét.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết: Những đoạn đê dù có kè cơ bản bên ngoài, tuy nhiên do không còn đai rừng phòng hộ, việc sạt lở vẫn diễn ra. Điển hình tại huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), từ đoạn bờ Bắc Kinh Mới, sạt lở vào tận chân đê với chiều dài 65 mét. Song song đó, đoạn bờ Nam Kinh Mới hướng về Kênh Tư cũng đã sạt lở một đoạn 85 mét, làm hư hại chân đê…

Nam Cực ghi nhận đợt sóng nhiệt đầu tiên trong lịch sử

Các nhà khoa học cho biết, Nam Cực đã trải qua một đợt sóng nhiệt đầu tiên trong lịch sử.

Đồng thời, các nhà khoa học bày tỏ sự quan ngại trước những tác động lâu dài mà hiện tượng này có thể gây ra đối với động vật, thực vật và hệ sinh thái tại đây.

Trong tháng 1 vừa qua, lần đầu tiên châu Nam Cực ghi nhận nhiệt độ 9,2oC, cao nhất trong lịch sử kể từ khi các số liệu bắt đầu được thống kê. Những phát hiện này được công bố hôm 31/3 trên tạp chí khoa học Global Change Biology bởi các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Wollongong, Đại học Tasmania và Phân khu Nam Cực của Australia.

Sự thay đổi về nhiệt độ cũng sẽ ảnh hưởng đến các loài thực vật và động vật vốn đã quen với nhiệt độ thấp của Nam Cực. Theo các nhà khoa học, những thay đổi về nhiệt độ dù là rất nhỏ ở Nam Cực có thể báo hiệu những thay đổi to lớn về khí hậu diễn ra ở những nơi khác trên thế giới.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 3/4/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...