Thứ sáu, 19/04/2024 09:07 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 4/7/2019

MTĐT -  Thứ năm, 04/07/2019 13:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 4/7/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 4/7/2019.

Ô nhiễm kháng sinh trong các dòng sông

Các nhà khoa học ở ĐH York (Vương quốc Anh) đã nghiên cứu nồng độ 14 loại kháng sinh phổ biến, lẫn trong nước các dòng sông thuộc khu vực 72 quốc gia trên 6 lục địa, trong đó có các sông: Danube, Mekong, Sein, Thames, Chao Phraya, Tiber, Tigris.

Các nhà khoa học cho biết, họ đã phát hiện chất kháng sinh trong 65% vị trí được khảo sát.

Loại kháng sinh được phát hiện nhiều nhất trong các sông là trimethoprim. Đây là kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng bàng quang.

Một loại thuốc kháng sinh khác – ciprofloxacin, có nồng độ vượt quá ngưỡng an toàn, được phát hiện ở 51 nơi khảo sát. Tiếp đến là metronidazole – một loại kháng sinh dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí gây ra. Nồng độ của loại thuốc này trong một số dòng sông cũng vượt quá ngưỡng an toàn khá nhiều. Tại điểm khảo sát ở Bangladesh, nồng độ kháng sinh metronidazole, vượt mức an toàn tới 300 lần.

Các nhà khoa học cũng thấy rằng, hiện tượng nồng độ kháng sinh vượt quá mức an toàn thường xuất hiện trong các dòng sông ở châu Á và châu Phi, đặc biệt là ở các quốc gia như Bangladesh, Kenya, Ghana, Pakistan và Nigeria.

Nồng độ các chất kháng sinh cao nhất trong nước sông Thames là 233 nanogam/lít (ng/l). Chỉ số này ở Bangladesh lớn hơn 170 lần.

Các nhà khoa học cũng cho biết, các dòng sông ở châu Âu, châu Mỹ cũng không thoát khỏi vấn đề ô nhiễm kháng sinh. Các phân tích mẫu nước cũng cho thấy ô nhiễm kháng sinh trong nước sông thuộc 2 châu lục này cũng vượt quá ngưỡng an toàn.

Như vậy, nước sông bị ô nhiễm kháng sinh đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.

Đến năm 2022, Thái Lan sẽ chấm dứt nhiều loại sản phẩm từ nhựa

Từ nay đến năm 2022, Thái Lan sẽ chấm dứt sử dụng các loại túi nylon mỏng hơn 36 micron, các loại hộp xốp đựng thực phẩm, các loại ống hút bằng nhựa và cốc nhựa sử dụng một lần.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-cha đã đưa ra thông báo trên tại một cuộc họp báo tổ chức ở tòa nhà chính phủ nhân dịp Ngày Quốc tế không túi nhựa 3/7.

Ông cho biết: "Chính phủ có kế hoạch thay thế các biện pháp từ giảm sử dụng đến cấm sử dụng, để có thể đạt được mục tiêu năm 2022 sớm hơn."

Ông cũng khẳng định rằng hành động này sẽ góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm đất và ô nhiễm biển trên toàn cầu.

Thủ tướng Prayut Chan-O-cha đánh giá cao nỗ lực của nhiều lĩnh vực, ngành nghề giúp giảm việc sử dụng túi nylon.

Indonesia gửi lại rác độc hại cho Mỹ, Úc và Đức

Bộ Môi trường và Lâm nghiệp của đất nước đã ra thông báo vào ngày 1/7 cho biết các thùng chứa vật liệu không đúng quy định đã được vận chuyển từ Mỹ, Úc và Đức. Các thanh tra trước đó đã tìm thấy các vật phẩm bao gồm gỗ, vải và giày trong các thùng chứa giấy vụn sạch. Do đó, các quan chức Indonesia đã quyết định thắt chặt các quy trình kiểm tra các container và tìm kiếm thêm những container chứa chất thải không đúng quy định.

Indonesia đã tiến hành các thử nghiệm về các chất chứa trong 65 container cho thấy 38 container chứa vật liệu độc hại hoặc nguy hiểm, 11 container chứa rác thông thường không thể tái chế, theo báo cáo trên Jakarta Post. Cơ quan Hải quan cho biết rác thải sẽ được gửi trở lại đất nước gửi đến.

Các container chứa nhựa phế liệu được gửi đến Indonesia để tái chế thành các sản phẩm mới, sau đó sẽ được xuất khẩu. Indonesia đã trở thành một trung tâm lớn cho tái chế nhựa sau quyết định của Trung Quốc cấm nhập khẩu chất thải nhựa vào tháng 1 năm 2018, mà Ấn Độ cũng đã cấm một năm sau đó.

Các container chứa nhựa phế liệu được gửi đến Indonesia để tái chế thành các sản phẩm mới, sau đó sẽ được xuất khẩu. Indonesia đã trở thành một trung tâm lớn cho tái chế nhựa sau quyết định của Trung Quốc cấm nhập khẩu chất thải nhựa vào tháng 1 năm 2018, mà Ấn Độ cũng đã cấm một năm sau đó.

Cá chết trắng lồng sau đợt nắng nóng kỷ lục ở Huế

Theo thống kê của UBND thị xã Hương Thủy, hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt trên sông Đại Giang xuất hiện từ 25/6 đến nay ở 167 trên 360 lồng cá của 28 hộ nuôi.

Ước tính khối lượng cá chết khoảng 40 tấn, chủ yếu là cá mè và cá trắm với trọng lượng trung bình 1 kg/con.

Qua kiểm tra của Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế, nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt khả năng do nắng nóng kéo dài kết hợp với nước không lưu thông khiến cá bị ngạt oxy.

Tại các lồng nuôi, cá chết nổi trắng mặt nước với số lượng lớn, bốc mùi hôi tanh nồng nặc.

Nhiều hộ dân rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần khi cá sắp cho thu hoạch đột ngột chết. Thiệt hại nặng nhất là hộ ông Võ Quảng có 20 lồng cá bị chết, trong đó có 3 lồng cá trắm trọng lượng 2,5 - 3 kg/con.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 4/7/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.