Thứ bảy, 20/04/2024 07:40 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 7/3/2020

MTĐT -  Thứ bảy, 07/03/2020 06:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/3/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/3/2020.

ĐBSCL đối mặt đợt hạn, mặn nghiêm trọng

Ngày 4/3, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An đã ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An, trong vụ lúa Đông xuân 2019 - 2020, toàn tỉnh có trên 10.000 ha lúa bị ảnh hưởng. Hạn mặn đã khiến nhiều địa phương của Long An thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, chỉ riêng huyện Cần Giuộc là hơn 8.000 hộ gia đình. Trên bình diện toàn vùng ĐBSCL, hiện diện tích lúa bị thiệt hại đã lên đến 33.000 ha. Số hộ dân bị thiếu nước đã lên tới 68.500 hộ.

Theo Viện khoa học Thủy lợi miền Nam, trong khoảng thời gian từ ngày 7 - 15/3, độ mặn sẽ tăng trở lại theo kỳ triều cường rằm tháng 2 Âm lịch ở mức rất nghiêm trọng. Để ứng phó, hiện các địa phương trong vùng đang cố gắng lấy nước tích trữ bởi thời điểm này chân triều đang xuống rất thấp.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh cũng yêu cầu cán bộ ngành Nông nghiệp phải thường xuyên đo kiểm tra độ mặn; theo dõi diễn biến của xâm nhập mặn trên các sông, kênh, rạch để thông tin kịp thời đến người dân chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó.

Xác định nguyên nhân ngao chết trắng đầm ở Hà Tĩnh

Ngày 6/3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, nguyên nhân khiến ngao nuôi của người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) chết hàng loạt là do mật độ nuôi quá dày so với quy định.

Ngoài ra, bãi nuôi không đảm bảo, thời gian thả nuôi quá dài cũng tác động đến môi trường sống của ngao. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết thay đổi bất thường cũng khiến ngao không kịp thích nghi với điều kiện sống.

Thời gian qua, ngao nuôi của người dân xã Mai Phụ (Lộc Hà) bị chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, khiến các hộ nuôi ngao lo lắng.

Theo số liệu thống kê, xã Mai Phụ có 36 hộ nuôi ngao với tổng diện tích khoảng 80 hecta. Mỗi hecta cho khoảng 25 - 30 tấn ngao thương phẩm. Mỗi kg ngao sống được bán với giá 12 - 14 nghìn đồng. Tổng doanh thu từ ngao của cả xã khoảng 31 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, có khoảng 30% diện tích nuôi ngao bị chết hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến người dân điêu đứng.

Cá chết nổi trắng cửa sông trôi ra biển ở Đà Nẵng

Ngày 6/3, đoạn trên kênh Phú Lộc đoạn sát biển thuộc phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) xuất hiện tình trạng cá chết nổi trên mặt nước. Một số chỗ cá chết nổi trắng kênh, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Theo người dân, cá chết xuất hiện rải rác cách đây vài ngày nhưng đến sáng nay thì xác cá nổi dày đặc. Cá chết chủ yếu là cá rô phi, một số trôi theo dòng nước đổ ra bờ biển.

Nhân viên của Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải thành phố Đà Nẵng dùng xuồng chèo trên kênh để vớt xác cá. Số lượng cá chết thu gom được gần 500 kg. Đoạn kênh được các nhân viên này dùng hóa chất khử trùng, tránh gây ô nhiễm thêm.

Đổi rác thải nhựa lấy nhu yếu phẩm để bảo vệ môi trường

Ngày 6/3, chị Huỳnh Thị Kiều, Chủ tịch Hội LHPN huyện Giồng Riềng cho biết: Đây là mô hình điểm của huyện về “đổi rác thải nhựa lấy nhu yếu phẩm gia đình” của chi Hội phụ nữ khu phố 3, thị trấn Giồng Riềng phát động từ ngày 10.1.2020. Đến nay, đã có 1 thị trấn và 3 xã đăng ký hưởng ứng và đang triển khai đến tất cả 19 xã, thị trấn trong huyện Giồng Riềng.

Tất cả rác thải nhựa được hội viên trong toàn thị trấn gom lại rồi mang đến cân ký đổi lấy nhu yếu phẩm như: gạo, đường, muối, nước tương, nước rửa chén, xà phòng… Giá một ký rác thải nhựa được mua lại tại đây có giá 5 ngàn đồng cao hơn so với bán cho người đi mua.

Theo báo cáo của Hội LHPN huyện Giồng Riềng, hình thức đổi 1 kg rác thải nhựa đổi lấy các yếu phẩm dưới 10 ngàn đồng và trên 1 kg rác thải sẽ được lấy các yếu phẩm có trị giá trên 10 ngàn đồng.

Đến nay, mô hình đã thực hiện được 3 lần, định kỳ vào ngày 1 hàng tháng tại trụ sở khu phố 3, sau khi thu rác thải nhựa từ người dân đổi chi hội bán lại cho cơ sở mua ve chai để lấy tiền tiếp tục mua yếu phẩm. Tổng số tiền đã chi cho 3 đợt gần 10 triệu đồng và số tiền chênh lệch hàng tháng sẽ được Hội LHPN huyện vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân trong huyện hỗ trợ thêm.

Mục đích của mô hình là tuyên truyền cho hội viên, phụ nữ và mọi người hiểu được tác hại của việc ô nhiễm môi trường và cùng chung tay bảo vệ môi trường. Đồng thời, thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp. Trong buổi ra mắt mô hình đồng chí Nguyễn Thanh Phong, Tỉnh ủy viên, Bí Thư huyện ủy Giồng Riềng đến vận động trao gạo cho phụ nữ. Chị Kiều cho biết thêm.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 7/3/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...