Thứ năm, 28/03/2024 22:22 (GMT+7)

Vì sao ô nhiễm không khí trong nhà lại cao hơn ngoài trời?

MTĐT -  Thứ ba, 29/05/2018 15:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn không khí ngoài trời. Tính trung bình, mức độ ô nhiễm không khí ở trong nhà cao gấp 8 lần so với ngoài trời.

Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các loại bệnh về đường hô hấp, mỗi năm cướp đi sinh mạng của 9 triệu người trên thế giới.

Tuy nhiên, một công bố của các nhà khoa học Mỹ cũng khiến không ít người giật mình đó là, ô nhiễm không khí trong nhà còn cao gấp 8 lần ngoài trời.

Theo khảo sát mới đây tại Mỹ cho thấy, cứ 6 phòng trong ngôi nhà (tổng diện tích khoảng 450m2) sẽ “thu” được tới 18kg bụi/năm.

Theo đó, những hạt bụi li ti này sẽ được tích tụ trong vải bọc ghế, màn, gối, khăn và các đồ nội thất trong nhà… Ngoài ra, bụi còn tích tụ ở lông vật nuôi, côn trùng, thức ăn, phấn hoa, bào tử, nấm mốc…

Khói thuốc, đồ nội thất, chăn, gối... là nơi trú ngụ của những hạt bụi li ti. Ảnh minh họa. 

Tất cả tạo thành một môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật phát triển, gây bệnh. Thêm vào đó, nếu trong nhà ẩm ướt do thời tiết hay do máy tạo ẩm thì sẽ tạo điều kiện cho bụi ve, nấm mốc phát triển.

Tiếp đến là khói thuốc lá. Ở những nhà có người lớn hút thuốc, không khí độc hại đến mức trẻ em sẽ có nguy cơ rất cao bị hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản; còn người già có nguy cơ bị chứng mất trí.

Các hợp chất hữu cơ và vô cơ dễ bay hơi có trong sơn, dung môi, chất tẩy rửa, nước xịt phòng… đều có thể là nguồn gây ô nhiễm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí bao gồm ngoài trời và trong nhà là những mối nguy hại ảnh hưởng trầm trọng nhất lên sức khỏe con người. Mỗi năm, ô nhiễm không khí gây nên khoảng một trên chín ca tử vong và khoảng 1,3 triệu người dân tại Ấn Độ chết do ô nhiễm không khí trong nhà.

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn không khí ngoài trời. Do cấu trúc khép kín của ngôi nhà hoặc những tòa nhà, dòng không khí trong lành sẽ bị hạn chế làm chất lượng không khí kém đi.

WHO cũng cho biết, ô nhiễm không khí trong nhà được đánh giá là vấn đề nghiêm trọng nhất, vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà. Tính trung bình, mức độ ô nhiễm không khí ở trong nhà cao gấp 8 lần so với ngoài trời.

Kết quả điều tra tại 10 chung cư Hà Nội của Trung tâm Khoa học Môi trường & Phát triển Bền vững cho thấy, hơn 70% số người phàn nàn về ô nhiễm không khí nơi họ ở.

Theo WHO 2/3 số người chết và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí thuộc các nước đang phát triển.

Theo như giải thích của chuyên gia Claire-Sophie Coeudevez: “Khi ta mang một bàn hay tủ về, lý tưởng nhất là đặt trong một phòng riêng, mở toang cửa sổ, gỡ bao bì đóng gói rồi để như thế trong vài ngày, đợi cho đến khi nào các mùi hóa chất gây ô nhiễm thoát hết ra, rồi hẳn để vào vị trí cần đặt. Thường thì phải để trong vòng 2-3 ngày trong một căn phòng được thường xuyên thông thoáng”.

Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn cũng đang ngày càng đáng báo động và ô nhiễm không khí trong nhà lại là điều khó tránh khỏi. Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động tại sáu văn phòng trong bốn tòa nhà ở nội thành Hà Nội cho thấy, nồng độ CO2 trong không khí trung bình là 860ppm (nơi cao nhất là 940ppm), nồng độ Formaldehyde là 0,023 ppm (cao nhất 0,046 ppm), nồng độ ozon là 0,067ppm (cao nhất là 0,091ppm), nồng độ các chất hữu cơ dễ bay hơi là 6,33 ppm, nồng độ bụi hô hấp là 0,208 mg/m3, các chỉ tiêu sinh vật như tổng nấm là 1285Sl/m3 kk.

Việt Nam hiện chưa có tiêu chuẩn không khí trong nhà. Tuy nhiên nếu áp các chỉ số trên vào một số tiêu chuẩn của quốc tế thì thấy vượt tiêu chuẩn cho phép. Ví dụ nồng độ forrmaldehyde vượt quy định của Viện Quốc gia về an toàn và Sức khỏe nghề nghiệp của Mỹ (NIOSH ), nồng độ bụi hô hấp vượt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn Chất lượng không khí quốc gia (NAAQS) của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA, 1987).

Ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 8 lần so với ngoài trời. Ảnh minh họa: Internet.

Riêng chỉ tiêu về vi sinh vật vượt xa khuyến cáo rất nhiều lần, chứng tỏ môi trường không khí trong nhà được khảo sát đều ô nhiễm về vi sinh vật. Nguyên nhân là do việc sử dụng tuần hoàn không khí của hệ thống điều hòa, thông gió.

Theo các chuyên gia, để hạn chế ô nhiễm trong nhà nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa như hút bụi, giặt rèm cửa, giặt thú nhồi bông; hạn chế dùng thảm; tận dụng khí trời để lưu thông các chất ô nhiễm trong nhà (tuy nhiên, không nên mở cửa sổ nếu quanh nhà có nguồn khí thải ô nhiễm); không nên hút thuốc trong nhà, không vận hành xe ô tô hoặc động cơ chạy bằng nhiên liệu trong ga-ra trong nhà. Nếu đun nấu bằng than, củi, dầu lửa, nhà bếp cần có ống khói.

Đồ nội thất mới hoặc các căn phòng mới sửa chữa, sơn phết lại thường có mùi dung môi phát thải vào không khí, đây là các chất rất độc hại, cần mở cửa phòng để bay bớt mùi dung môi; trồng thêm cây xanh để điều hòa không khí.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao ô nhiễm không khí trong nhà lại cao hơn ngoài trời?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.