Thứ bảy, 20/04/2024 18:42 (GMT+7)

Một số nội dung góp ý với Dự thảo Nghị định (Luật Bảo vệ Môi trường 2020) của tỉnh Hải Dương

PV -  Thứ tư, 13/10/2021 14:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương đã có văn bản góp ý, đề xuất một số nội dung vào dự thảo Nghị định.

tm-img-alt
Ảnh Đào Quang Minh

I. Về nội dung của Nghị định

1. Khoản 14 Điều 3. Đề nghị chỉnh sửa thành “Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không hoặc có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại”.

2. Tại Điểm đ Khoản 6 Điều 24 việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định “Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai”. Quy định này là chưa phù hợp, có nhiều khu vực đất lúa 02 vụ canh tác có năng suất thấp hoặc bị thoái hóa không thể canh tác được, để phục vụ phát triển kinh tế thì các Chủ dự án xin chuyển đổi đất này sang mục đích khác để có hiệu quả hơn về mặt kinh tế và không lãng phí đất đai thì không thể coi đây là dự án có yếu tố nhạy cảm được, đề nghị xem xét quy định cho phù hợp theo hướng “Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai (trừ các khu vực đất lúa 02 vụ có năng suất thất, bị thoái hóa không canh tác được…)”.

3. Điểm d khoản 1 Điều 27: Đề nghị làm rõ tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư là gì?

4. Gộp khoản 1, khoản 2 Điều 28 thành một khoản quy định nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, quy định tại các điểm a và b khoản 4, khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường (trong đó, tại điểm b có nội dung về “nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án đầu tư”, tại điểm d có nội dung về “Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học nơi thực hiện dự án đầu tư”).

5. Điều 33: Bổ sung thành viên là đại diện Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao vào thành phần hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra do UBND cấp tỉnh thành lập.

6. Điểm b khoản 3 Điều 34: Sửa thành “Có sự tham gia của đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc người được đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư, cơ sở ủy quyền theo quy định”.

7. Điều 38: Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp phép: đề nghị xem xét bổ sung công trình bể tự hoại, bể tách mỡ vào danh mục các công trình xử lý chất thải không phải vận hành thử nghiệm của các dự án tròn khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệm đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

8. Điểm e Khoản 7 Điều 59: Đề nghị bổ sung quy định đối với trường hợp khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã hoạt động, chưa có hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; tuy nhiên do một số lý do (như hiện tại đã lấp đầy không còn quỹ đất đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; không kêu gọi được nhà đầu tư hạ tầng; nhà nước không bố trí được vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng...) nên không thể hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trước ngày 31 tháng 12 năm 2023 theo quy định thì trường hợp này thực hiện như thế nào? Di dời, đóng cửa hãy cho tồn tại.

9. Khoản 1, Điều 66 quy định “cơ quan, tổ chức, cơ sở, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, chủ đầu tư hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng dưới 300kg/ngày được lựa chọn hình thức quản lý chát thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình”. 

Quy định khối lượng CTNH phát sinh đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, chủ đầu tư hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp dưới 300kg/ngày tương đương 72 tấn/năm/01 cơ sở (khối lượng 300kg/ngày tương đương 300-500 người có hoạt động ăn uống), là quá cao khó khăn cho ngân sách địa phương trong việc xử lý rác thải sinh hoạt vì trên địa bàn 1 tỉnh sẽ có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phát sinh với khối lượng rác như trên. Đề nghị điều chỉnh: Cơ quan, tổ chức, cơ sở, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, chủ đầu tư hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp dưới 100 người có hoạt động ăn uống, lưu trú được lựa chọn hình thức quản lý chát thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình.

10. Khoản 3, Điều 103-Điều kiện đối với hoạt động quan trắc hiện trường đề nghị bổ sung quy định: Người thực hiện quan trắc tại hiện trường phải là người có trong Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

11. Điều 104- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đề nghị bổ sung Danh sách cán bộ đủ điều kiện quan trắc tại hiện trường.

II. Phần phụ lục

- Phụ lục 11 đề nghị bỏ mục 6-11 và đưa vào hồ sơ gửi kèm công văn.

- Phụ lục 12:  mục 2.2 Hiện trạng môi trường đất, nước, không khí: đề nghị không bắt buộc thực hiện đo đạc, lấy mẫu phân tích đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Phụ lục 13: mục 2.2b  công trình xử lý, bụi khí thải: đề nghị thay đổi quy định kèm theo Báo cáo đề xuất là bản vẽ thiết kế thay bằng hồ sơ thiết bị xử lý bụi, khí thải.

- Tại cột 3 số thứ tự 6 phụ lục 7b, dự án có yêu cầu sử dụng dưới 20 ha đất trồng lúa nước 02 vụ trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (tức dự án có từ 1 m2 đất trồng lúa nước 02 vụ trở lên đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) là không phù hợp, vì các dự án hiện nay đa số sử dụng đất nông nghiệp, trong đó phần lớn là đất trồng lúa nước, trong khi để thực hiện dự án thì khu đất này đã được quy hoạch thành đất phi nông nghiệp, do đó nếu từ 1 m3 đất lúa cũng phải lập ĐTM thì hầu hết các dự án đều phải lập báo cáo ĐTM. 

Do đó, đề nghị chỉnh sửa cột 3 số thứ tự 6 phụ lục 7b thành: từ 10 ha đến dưới 20 ha đất trồng lúa nước.

Việc xác định đất trồng 02 vụ lúa nước cần theo tiêu chí nào, theo hồ sơ địa chính hay hiện trạng sử dụng đất vì trên thực tế có nhiều diện tích đất trên bản đồ vẫn là đất trồng lúa nước nhưng trên thực địa người dân đã chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm,…. Trong khi tại thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chưa thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính khu đất nên cơ quan nào xác định nguồn gốc đất của đất trồng 02 vụ lúa này?

III. Một số ý kiến khác

- Thực tế giờ địa phương quản lý có những trường hợp công ty hoạt động, thuế và các thứ khác thì thực hiện theo nghĩa vụ công ty nhưng thuê đất và môi trường thì lại hộ gia đình cá nhân.

- Các cơ sở hoạt động trên đất ở thì có nên có điệu kiện gì ràng buộc không vì đất đang sử dụng sai mục đích nên trước đây huyện không xác nhận thủ tục môi trường cho các đơn vị này.

Bạn đang đọc bài viết Một số nội dung góp ý với Dự thảo Nghị định (Luật Bảo vệ Môi trường 2020) của tỉnh Hải Dương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất