Thứ năm, 25/04/2024 08:38 (GMT+7)

Mùa đông và những lưu ý về sức khoẻ

MTĐT -  Thứ ba, 22/12/2020 14:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thời tiết lạnh và dễ thay đổi của mùa đông là giai đoạn mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều dễ bị ốm. Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp nên các vi sinh vật phát triển thì các bệnh về đường hô hấp cũng tăng cao

Các bệnh thường gặp vào mùa đông

Bệnh cảm lạnh: Người bệnh có triệu chứng: sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh nhiều, không mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi, chảy mũi, người đau ê ẩm.

Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay bằng nước ấm thường xuyên, việc này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa. Việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Viêm họng cấp: Thời tiết lạnh là lúc môi trường rất thuận lợi cho siêu vi phát triển, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên, điển hình là viêm họng cấp. Bệnh thường xảy ra cả ở người lớn và trẻ em do không khí lạnh kích thích gây viêm xung huyết, làm giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho các mầm bệnh sẵn có trên đường hô hấp phát triển.

Để phòng ngừa viêm họng, chúng ta cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy, nhất là đối với trẻ em. Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hoà lạnh sau khi tắm xong. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

Viêm đa khớp dạ thấp: Ở những người lớn tuổi, vào mùa đông hay gặp bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Triệu chứng của bệnh là viêm các khớp bé trong cơ thể như: viên khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp đốt ngón tay, khớp cổ chân,… Nếu tiển triển bệnh kéo dài, có thể gây cứng khớp, khó cử động, dính khớp và mất dần chức năng vận động của khớp.

Do vậy, vào mùa đông, cơ thể cần luôn giữ ấm, đồng thời kết hợp với việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng chống bệnh, giảm đau nhức cho người bệnh. Do vậy, vào mùa đông, cơ thể cần luôn giữ ấm, đồng thời kết hợp với việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng chống bệnh, giảm đau nhức cho người bệnh.

Các bệnh với trẻ nhỏ

Các lưu ý để bảo vệ sức khoẻ của bạn và gia đình

Giữ ấm bản thân là việc rất quan trọng trong mùa giá rét. Không những phải mặc đủ ấm khi ra đường, khi ở nhà chúng ta cũng cần lưu ý đến điều này.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là việc làm quan trọng để đảm bảo cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chính bởi vậy, thực đơn hàng ngày cần có đủ chất đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất và chất xơ là điều đặc biệt quan trọng.

Theo các chuyên gia, 20 phút tập thể thao mỗi ngày, 5 ngày một tuần sẽ giúp cơ thể giảm một nửa nguy cơ bị cảm lạnh mùa đông, đồng thời cũng giúp đẩy lùi và phục hồi sau thời gian bị bệnh tốt hơn.

A Hạ (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Mùa đông và những lưu ý về sức khoẻ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành