Thứ tư, 24/04/2024 08:21 (GMT+7)

Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ -  Thứ ba, 16/11/2021 11:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đối với những hành vi chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường mà pháp luật bắt buộc phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Hiện nay nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất ngày càng có xu hướng gia tăng, rất phổ biến ở nhiều địa phương. Tuy nhiên đối với những hành vi chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường mà pháp luật bắt buộc phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính

Theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai; Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 05/01/2020, thay thế Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ) thì mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cụ thể như sau:

1. Về thời hiệu xử phạt vi hành chính (VPHC) trong lĩnh vực đất đai là bao nhiêu năm?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.

2. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm bị xử phạt như thế nào?

- Phạt tiền từ 02 triệu đến 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.

- Phạt tiền từ 05 triệu đến 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

- Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.

- Phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài phạt tiền còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VP.

3. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối bị xử phạt bao nhiêu?

- Phạt tiền từ 03 triệu đến 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta.

- Phạt tiền từ 05 triệu đến 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.

- Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

- Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.

- Phạt tiền từ 30 triệu đến 70 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài phạt tiền còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

4. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn bị xử phạt ra sao?

- Phạt tiền từ 03 triệu đến 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta.

- Phạt tiền từ 05 triệu đến 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta.

- Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta.

- Phạt tiền từ 15 triệu đến 30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.

- Phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.

- Phạt tiền từ 50 triệu đến 80 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

- Phạt tiền từ 80 triệu đến 120 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.

- Phạt tiền từ 120 triệu đến 250 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

(Đối với chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị mức xử phạt bằng hai lần mức phạt quy định đối với khu vực nông thôn).

Ngoài phạt tiền còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

5. Hành vi chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì xử phạt ra sao?

- Phạt tiền từ 02 triệu đến 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.

- Phạt tiền từ 05 triệu đến 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

- Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.

- Phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài phạt tiền còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

6. Hành vi chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn bị xử phạt bao nhiêu?

- Phạt tiền từ 03 triệu đến 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta.

- Phạt tiền từ 05 triệu đến 08 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta.

- Phạt tiền từ 08 triệu đến 15 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.

- Phạt tiền từ 15 triệu đến 30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.

- Phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

- Phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.

- Phạt tiền từ 100 triệu đến 200 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài phạt tiền còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

(Đối với chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định đối với khu vực nông thôn).

7. Hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất (SDĐ) của người khác bị xử phạt như thế nào?

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 triệu đến 03 triệu đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc SDĐ của người khác.

- Phạt tiền từ 03 triệu đến 05 triệu đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc SDĐ của người khác.

- Phạt tiền từ 05 triệu đến 10 triệu đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc SDĐ của người khác.

Ngoài phạt tiền, còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

8. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm, lâu năm trong thời hạn bao lâu thì bị xử phạt?

Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng theo quy định bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 500 ngàn đến 01 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta.

+ Phạt tiền từ 01 triệu đến 03 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta.

+ Phạt tiền từ 03 triệu đến 05 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta.

+ Phạt tiền từ 05 triệu đến 10 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.

Ngoài phạt tiền còn buộc SDĐ theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền SDĐ; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định./.

Bạn đang đọc bài viết Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới