Thứ sáu, 29/03/2024 13:22 (GMT+7)

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy có ý nghĩa gì?

MTĐT -  Chủ nhật, 22/01/2023 10:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dân gian có câu 'Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy' vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay. Vậy câu đó có ý nghĩa gì?

Dân gian có câu 'Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy' vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay. Vậy câu đó có ý nghĩa gì?

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?
Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?

Nguồn gốc của câu "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy"

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, câu "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" ra đời từ khi có nền giáo dục, có chữ viết.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, chỉ có thể nói thành ngữ này được xếp vào Văn hóa dân gian.

Đây là nơi chốn ra đời các tác phẩm đặc thù như truyện cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ… vốn là những tác phẩm văn học dân gian phi văn bản, phi tác giả và được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.

Có thể nói quan niệm này đi liền với tư tưởng Nho giáo và truyền thống của người Việt.

Tư tưởng Nho giáo đưa ra 3 tư tưởng có triết lý nhân sinh quan trọng nhất là quân - sư - phụ. Quân là vua, sư là thầy, phụ là cha mẹ. Đối với vua phải trung thành, đối với thầy phải kính, đối với cha mẹ là hiếu.

Mùng 1 tết cha nghĩa là gì?

Ngày mùng 1 là quan trọng nhất, nhưng trước ngày Mùng 1, đêm Giao thừa lại là quan trọng hơn cả. Nên thời khắc thiêng liêng đó được dành cho lễ gia tiên, cúng ông bà. Và lúc đó, lễ cúng gia tiên để khởi đầu cho ngày Mùng 1 Tết.

Theo quan niệm của người Việt từ xưa, cha là đại diện cho họ hàng bên nội. Chính vì vậy, cụm "mùng một Tết cha" có nghĩa là vào ngày mùng một Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ.

Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ.

Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội, cùng trò chuyện và chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành, hạnh phúc.

Mùng 2 Tết mẹ nghĩa là gì?

Đến ngày mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ "xuất hành" sang chúc Tết bên nhà ngoại - tức là bên "mẹ". Đây là lí do người xưa gọi mùng 2 là "Tết mẹ".

Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ có những giây phút quây quần ấm áp bên nhau trong không khí tươi mới, tích cực và phấn khởi của mùa xuân.

Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm nhà, đây là cơ hội lí tưởng để sum vầy, hàn huyên với bố mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không gặp.

Mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?

Cuối cùng là mùng 3 "Tết thầy". Đây là ngày dành cho thầy cô, những người đã nuôi lớn chúng ta qua từng con chữ và những bài học.

Ngày "Tết thầy" này được xem như là "ngày Nhà giáo Việt Nam" thời xưa - khi ngày 20/11 chưa chính thức ra đời, là cơ hội để biết bao thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đến những người "đưa đò".

Ngoài ra, đây cũng là dịp những người trẻ Việt họp lớp, giao lưu với những người bạn cũ sau một năm dài ít có cơ hội gặp gỡ.

Câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" không chỉ là lịch trình để mọi người đi lại, thăm hỏi nhau trong 3 ngày Tết mà nó còn là cách người Việt ta thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "tôn sư trọng đạo".

T.Tâm

Bạn đang đọc bài viết Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy có ý nghĩa gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần
Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.

Tin mới