Thứ sáu, 19/04/2024 12:03 (GMT+7)

Năm 2017: Năm của những kỷ lục kinh tế

MTĐT -  Chủ nhật, 31/12/2017 07:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với hàng loạt kỷ lục, kinh tế VN 2017 đã viết nên kỳ tích cho một năm đột phá ấn tượng.

GDP năm 2017 dự kiến 6,7% nay đạt trên 6,8%; thu hút vốn ngoại đột phá, đạt 36 tỉ USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) lập mốc 400 tỉ USD; thu hút khách nước ngoài với 13 triệu lượt khách; dự trữ ngoại hối lập kỷ lục từ trước tới nay với xấp xỉ 52 tỉ USD...; tất cả đã vẽ nên một bức tranh kinh tế với quá nhiều kỷ lục.

Xuất nhập khẩu đạt 400 tỉ USD, thặng dư 2,7 tỉ USD

Năm 2017 ghi nhận một kỷ lục mới khi tổng kim ngạch XNK của VN vượt mốc 400 tỉ USD. Mỹ vẫn là thị trường dẫn đầu với 41,5 tỉ USD. Đặc biệt, năm nay đã chứng kiến sự đột phá mạnh mẽ của nông sản khi lập kỳ tích thu về 36 tỉ USD.

Trong đó, rau quả đã vượt qua nhiều mặt hàng chủ lực như gạo, dầu khí... để đạt 3,5 tỉ USD. Nhiều loại trái cây VN đã thâm nhập được các thị trường khó tính có yêu cầu cực cao như Mỹ, Nhật, châu Âu...

Năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu vú sữa của VN sau gần 10 năm đàm phán. Quả thanh long tươi cũng lên máy bay sang Úc, quả xoài cũng đã được New Zealand chấp nhận.

Thanh long VN đã được xuất sang Úc.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Intimex Group nhận định, hoạt động của các doanh nghiệp (DN) trong ngành nông sản năm nay khá thuận lợi. Ngoại trừ sản lượng xuất khẩu (XK) cà phê giảm do VN bị mất mùa, hàng loạt sản phẩm khác đều tăng mạnh. “Nông nghiệp VN đang phát triển và có lợi thế rất lớn nên hoạt động xuất khẩu cũng khá thuận lợi.

Nhiều DN, trong đó có Intimex đều dự báo lạc quan về tình hình XK năm 2018 do nhu cầu của thế giới vẫn gia tăng. Đặc biệt các DN lớn cũng đang có xu hướng đầu tư chế biến sâu và nâng cao chất lượng nông sản, nên dự báo lợi nhuận các năm tiếp theo cũng gia tăng nhiều hơn”, ông Đỗ Hà Nam chia sẻ.

Dệt may ngay từ đầu năm có dấu hiệu chững lại trước thông tin Mỹ rút khỏi TPP; Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khiến sức mua sụt giảm. Tuy nhiên, ngành này đã về đích với kim ngạch XK khoảng 31 tỉ USD, trong đó thặng dư thương mại khoảng 15,51 tỉ USD.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN, ngoài các thị trường XK chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, DN trong ngành đã làm tốt công tác đa dạng hóa thị trường XK mới, đột phá nhất là tại hai thị trường mới Nga, Campuchia và còn XK sang Trung Quốc. Các hiệp định thương mại (FTA) VN đã và đang đàm phán sẽ góp phần làm cơ hội gia tăng XK cho ngành. Các DN cũng chủ động đầu tư, áp dụng công nghệ để tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh…

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh nhận định: Mặc dù VN chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng XK khoảng 10% nhưng kết quả đạt được lên hơn 21% là quá ấn tượng. Đặc biệt, thặng dư trong thương mại đạt 2,7 tỉ USD. Trong khi XK dầu thô không tăng, phần thặng dư đó có phần đóng góp lớn của hàng công nghiệp, chế biến chế tạo và nông lâm thủy sản. Đây là tín hiệu tốt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

“Hoạt động kinh tế và XK của VN trong năm 2018 sẽ tiếp tục tích cực hơn. Bởi hàng nông sản của VN đang có nhiều lợi thế. Các DN cũng đang hướng đến sản xuất lớn và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Những điều đó sẽ giúp ngành nông lâm thủy sản nói chung nâng cao hơn về sản lượng và chất lượng, thúc đẩy gia tăng các hoạt động thương mại trong và ngoài nước”, TS Ánh phân tích.

Theo Thanh Niên

Bạn đang đọc bài viết Năm 2017: Năm của những kỷ lục kinh tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?