Thứ tư, 24/04/2024 15:57 (GMT+7)

Ngày thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Thói quen nhỏ, ích lợi lớn

MTĐT -  Thứ năm, 15/10/2020 14:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên với xà bông/xà phòng/dung dịch rửa tay khô... có thể giảm được 44% sự lây truyền các bệnh hô hấp.

Tuần lễ rửa tay với xà phòng

Hoạt động ghi dấu tay cam kết rửa tay với xà phòng. Nguồn: annithudo.vn

Trong hai giai đoạn của cuộc chiến với đại dịch COVID-19, Việt Nam đã chứng minh được năng lực quản lý và triển khai các công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, sự đồng lòng của các cấp chính quyền và nhân dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như dự thảo mở cửa đường bay quốc tế, nguy cơ dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn.

Chính vì vậy, các biện pháp dự phòng cá nhân cần được duy trì để ngăn ngừa dịch bệnh. Rửa tay với xà phòng là một trong những biện pháp dự phòng COVID-19 có hiệu quả, chi phí thấp, và có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống dịch bệnh. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên với xà bông/xà phòng/dung dịch rửa tay khô... có thể giảm được 44% sự lây truyền các bệnh hô hấp.

Từ ngày 8-10 đến ngày 15-10, Tổ chức dịch vụ dân số quốc tế (PSI Việt Nam) phối hợp với Sở Y Tế và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Ninh tổ chức tuần lễ rửa tay nhằm hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng (15-10) tại các nhà máy trên địa bàn.

Theo đó, Tuần lễ rửa tay xà phòng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà máy, công nhân với số lượng tiếp cận khoảng 15.000 người tham gia thông qua các kênh truyền thông và 4.000 người tham gia trực tiếp tại sự kiện, với những hoạt động: ghi dấu tay cam kết rửa tay với xà phòng, hướng dẫn thực hành rửa tay với thiết bị rửa tay di dộng, trao tặng dung dịch rửa tay khô, khẩu trang cho người tham dự…

Chương trình là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Huy động khối tư nhân tham gia đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng” (viết tắt là PEPHER) do Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID) và các đối tác đồng tài trợ, được PSI Việt Nam thực hiện trên 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên với mục tiêu  nâng cao kiến thức và áp dụng các biện pháp dự phòng bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng; tăng cường sự đóng góp của khu vực tư nhân để giảm thiểu ca mắc COVID-19 thông qua việc đẩy mạnh các biện pháp dự phòng và củng cố hệ thống giám sát quốc gia. Dự án dự kiến tiếp cận khoảng 6.5 triệu người, bao gồm các y bác sĩ, dược sĩ tại các cơ sở y tế tư nhân và người dân trực tiếp hoặc gián tiếp tới khám chữa bệnh hoặc mua thuốc.

Bà Nguyễn Thị Lê Hoa, Giám đốc PSI Việt Nam chia sẻ, PSI nhận thấy chuỗi sự kiện này là cơ hội tốt để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các thói quen vệ sinh đơn giản nhưng có ý nghĩa cao trong công tác dự phòng dịch bệnh. Đây cũng là một trong những thông điệp mà dự án PEPHER muốn truyền tải tới cộng đồng. Và chúng tôi cũng rất vui khi thấy các cá nhân cũng như đối tác khối tư nhân đã có những hành động thiết thực, chung tay cùng chính phủ trong cuộc chiến với dịch COVID-19

4 lợi ích bất ngờ về việc rửa tay bằng xà phòng

Rửa tay thường xuyên giúp ta giảm tiếp xúc với chất chống cháy độc hại có trong chính nhà mình

Một nghiên cứu do Giáo sư Miriam Diamond khoa Khoa học Trái đất của Đại học Toronto đã cho thấy, các hóa chất độc hại như chất chống cháy halogen được sử dụng trong vỏ tivi bằng nhựa có thể truyền từ tivi sang không khí, hòa lẫn cùng bụi trong nhà và tiếp xúc với tay. Nếu không có thói quen rửa tay thường xuyên, chất độc hại này có thể thông qua tay truyền sang miệng để đi vào cơ thể. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các hóa chất này có thể gây một số nguy cơ về sức khỏe cho trẻ em, cụ thể là khiến trẻ có IQ thấp hơn và có các vấn đề về hành vi.

Quy trình rửa tay thường quy của Bộ Y tế

20-30 giây là khoảng thời gian đảm bảo thực hiện đủ 6 bước rửa tay theo đúng chuẩn của Bộ Y tế, nhằm làm sạch các vị trí mầm bệnh có thể trú ngụ như: Ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay và lòng bàn tay. Mặt khác, đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng để chất diệt khuẩn có trong nước rửa tay có thể tiêu diệt mầm bệnh, mang lại hiệu quả phòng bệnh cao.

Hầu hết bệnh truyền nhiễm đều có thể được phòng ngừa bằng cách rửa tay với xà phòng và nước sạch

Chia sẻ chi tiết hơn về thông tin này, ThS. BS. Trần Phương Hải, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Xà phòng hoặc nước rửa tay sạch khuẩn thường chứa các acid béo este hóa và hydroxit natri hoặc hydroxit kali có tính năng tẩy rửa giúp làm sạch chất bẩn, cũng như vô hiệu hóa mầm bệnh có trên bàn tay. Lúc này, hành động rửa tay lại với nước sẽ có tác dụng làm trôi đi mầm bệnh ra khỏi tay, mang lại hiệu quả làm sạch khuẩn tay tối ưu.”

Dùng xà phòng dạng lỏng sẽ tiện hơn dùng bánh xà phòng

Nhờ thiết kế luôn được chứa trong chai lọ và có vòi xịt tiện lợi, xà phòng dạng lỏng sẽ hạn chế tối đa khả năng dung dịch bên trong bị nhiễm khuẩn, đảm bảo tính vệ sinh khi sử dụng chung với nhiều người cũng như có thể được mang đi bất cứ đâu hơn xà phòng bánh.

Để chọn được xà phòng dạng lỏng vừa đảm bảo tính diệt khuẩn cao vừa an toàn cho làn da, xà phòng dạng lỏng nên đảm bảo các tiêu chí:

- Có khả năng diệt khuẩn 99.9%

- Có thành phần lành tính

- Có độ pH cân bằng và không paraben để tránh tổn hại da tay, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em sử dụng...

- Thương hiệu uy tín

Việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng tưởng chừng chỉ là thói quen đơn giản, thế nhưng trên thực tế, thói quen này đã góp phần giúp mẹ và bé phòng tránh được nhiều nguồn nhiễm bệnh một cách hiệu quả.

A Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ngày thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Thói quen nhỏ, ích lợi lớn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.