Thứ năm, 25/04/2024 18:04 (GMT+7)

Nghề thông cống ở Pakistan bị kỳ thị nặng nề

MTĐT -  Thứ ba, 05/04/2022 16:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những người làm nghề thông cống ở Pakistan đang hàng ngày ngâm mình dưới cống, dùng tay không làm vệ sinh hệ thống nước thải, nhưng họ đang bị xã hội kỳ thị nặng nề.

Những người công nhân vệ sinh đang hàng ngày phải đối mặt với môi trường làm việc độc hại. Câu chuyện tại Pakistan là một ví dụ. Gần như không có gì bảo vệ, trong không khí ô nhiễm. Thêm vào đó, công việc này còn bị kỳ thị nặng nề vì bị coi là làm con người ô uế.

Hàng ngày, anh Shafiq Masih - công nhân vệ sinh, TP Lahore, Pakistan gần như không có gì nhiều để che thân, đầm mình trong cống, bất chấp khí độc từ các loại chất thải, làm sạch bằng tay không đường thoát nước thải ở thành phố Lahore, thành phố lớn thứ hai Pakistan. Anh nói: "Khi xuống cống là hy sinh hết lòng tự trọng. Khi tôi ở dưới đó, nước xà phòng đổ xuống khi ai đó giặt hoặc đi vệ sinh, họ giật nước, thế là tất cả những thứ bẩn đó đổ xuống chúng tôi"".

tm-img-alt
Anh Shafiq Masih - công nhân vệ sinh, TP Lahore, Pakistan (Ảnh cắt từ video. Nguồn: vtv.vn)

Những người làm công việc này ở Pakistan bị xã hội kỳ thị nặng nề. Ông Muhammad Arif - Thanh tra vệ sinh, TP Lahore, Pakistan cho biết: "Khoảng 30% người dân tôn trọng chúng tôi, 70% còn lại có thái độ không tốt, gọi chúng tôi bằng đủ thứ tên xấu xa. Dù chúng tôi chỉ là đang làm việc, một số người vẫn chửi rủa chúng tôi, những người này không hiểu là chúng tôi đang làm việc vì họ, dọn dẹp rác cho họ".

tm-img-alt
Anh Shafiq Masih để người trần, đầm mình trong cống, bất chấp khí độc từ các loại chất thải, làm sạch bằng tay không đường thoát nước thải ở thành phố Lahore. (Ảnh cắt từ video. Nguồn: vtv.vn)

Hồi năm 2017, thậm chí một công nhân dọn cống còn bị bác sỹ từ chối điều trị ngạt khí độc, bác sỹ đưa ra lý do là phải giữ mình trong sạch, không thể động vào cơ thể nhiễm bẩn của người công nhân.

Làm công việc này đã 22 năm, anh Shafiq chỉ nhận được 44.000 rupee/tháng (gần 5,5 triệu VNĐ), gần gấp đôi lương người quét đường hay thu gom gác. Đổi lại số lương ít ỏi, công nhân thông cống chịu những rủi ro lớn như nhiễm bệnh lao, viêm gan hay các bệnh về da, mắt. Tai nạn cũng xảy ra thường xuyên, đặc biệt là nhiễm khí độc. Tháng 10 năm ngoái, hai công nhân đã thiệt mạng khi cứu một công nhân khác bị nhiễm khí độc dưới cống. Còn năm 2019 cũng có ít nhất 10 người thiệt mạng vì công việc này.

tm-img-alt
Anh Shafiq Masih được kéo lên khỏi miệng cống sau khi hoàn thành công việc. (Ảnh cắt từ video. Nguồn: vtv.vn)

Các nhà hoạt động vì quyền lợi của những công nhân vệ sinh cho rằng, cuộc sống của các công nhân này là một vòng luẩn quẩn từ đời này sang đời khác. Nghèo đói ở đời cha mẹ khiến họ không thể cho con cái học hành tử tế, để rồi những người con lại phải tiếp tục công việc của cha họ./.

Bạn đang đọc bài viết Nghề thông cống ở Pakistan bị kỳ thị nặng nề. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo vtv.vn

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.