Thứ sáu, 19/04/2024 04:43 (GMT+7)

Nghịch lý hai quốc gia đang có nhiệt độ chênh nhau gần 100 độ C

MTĐT -  Thứ hai, 08/01/2018 11:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong khi nước Mỹ và Canada đang oằn mình chống chọi lại cơn “bom bão tuyết” lịch sử thì tại Canada lại đối mặt với cái nóng lên gần 50 độ C, nhiệt độ tại những nơi này chênh lệch đến gần 100 độ C.

Cơn bão này bắt đầu tại vịnh Mexico, đổ bộ Florida Panhandle đầu tiên, vài ngày sau bão gây ra tình trạng khẩn cấp khi hàng nghìn cơ sở vật chất mất điện, giao thông đình trệ và các dịch vụ công cộng cũng đóng cửa.

Theo BBC, tại nhiều vùng nhiệt độ hai ngày cuối tuần này đo được ở mức âm 20 độ F (tương đương âm 29 độ C), lại cộng với cái gió lạnh như cắt da thịt khiến cho cảm giác rét buốt càng kinh khủng hơn.

Bom bão tuyết khiến người dân Mỹ và Canada phải oằn mình chống chọi.

Thậm chí tại Canada, thời tiết xấu có nơi xuống tới âm 50 độ C còn làm mất điện trên diện rộng như ở Nova Scotia khiến hàng chục ngàn cư dân khốn đốn. Trong khi đó, tại vùng duyên hải phía đông nước Mỹ, giới chức đã phải điều hàng chục ngàn chiếc xe ủi các lớp tuyết trơn trượt, đóng dày tới trên 30 cm, thậm chí có nơi nửa mét để tránh tắc nghẽn giao thông.

Giá rét bất thường cùng trận bão tuyết kinh hoàng khiến ít nhất 22 người thiệt mạng ở Mỹ và Canada.

Tuyết rơi cũng làm nhiều con sông ở Chicago và Boston đóng băng hoàn toàn,

Dự báo, đợt lạnh giá khắc nghiệt này sẽ còn kéo dài thêm hàng tuẫn lễ nữa và có thể sẽ nghiêm trọng hơn, phá vỡ các kỷ lục trước đây. Các chuyên gia y tế và giao thông khuyến cáo người dân cần bảo vệ sức khỏe và hạn chế tham gia giao thông vì dễ gặp rủi ro do thời tiết xấu gây ra.

Úc ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục.

Trong khi đó, ở bên kia bán cầu, người dân ở Sydney, Úc đang phải trải qua thời tiết nóng kỷ lục kể từ năm 1939, khi nhiệt độ trong khu vực đã lên cao tới 47 độ C.

Cảnh báo cháy rừng được chính quyền thành phố đưa ra. Người dân cũng được khuyến cáo tránh đốt lửa trong điều kiện hiện tại.

Theo CNN, nhiệt độ cao nhất từng đo được ở khu vực này trước đây là 47,8 độ C vào năm 1939.

Tuy nhiên, Cơ quan Khí tượng bang New South Wales cảnh báo nhiệt độ có thể tiếp tục tăng trong những ngày tới. Chính quyền đã khởi động những biện pháp ứng phó trong điều kiện trời nóng bất thường.

Thời tiết nắng nóng nước này đã được đặt trong tình trạng báo động.

Khoảng 7.000 hộ gia đình khắp bang New South Wales bị cắt điện do nắng nóng. Tại các sân bóng chày ở Sydney, nhiều đội tuyển vật lộn trong ngày nắng nóng nhất năm khi tham dự giải Bóng chày Quốc gia.

Ban tổ chức buộc phải cho các vận động viên tham dự giải quần vợt quốc tế ở Sydney rời sân lúc 10h hôm qua vì nhiệt độ ngoài trời vượt quá 40 độ C. Nhà báo Jamie Pandaram viết trên Twitter rằng nắng nóng khiến phóng viên ảnh không thể làm việc.

Thành phố Sydney khuyến cáo người dân cần tự bảo vệ bản thân, tránh nhiệt bằng cách hạn chế ra nắng và uống đủ nước, giữ ẩm cơ thể. Các gia đình cần cẩn trọng không để con nhỏ hoặc thú nuôi một mình trong ôtô để tránh dẫn đến sự cố đáng tiếc.

Cơ quan khí tượng Úc dự báo Sydney sẽ tiếp tục nắng nóng trong hôm nay. Thời tiết có thể dịu hơn vào tối muộn nếu những cơn mưa đổ xuống.

Nhật Hạ (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Nghịch lý hai quốc gia đang có nhiệt độ chênh nhau gần 100 độ C. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.