Thứ sáu, 19/04/2024 12:30 (GMT+7)

Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh cho nhà máy nước ở Huế (Kỳ 22)

MTĐT -  Chủ nhật, 25/11/2018 15:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án nhằm cung cấp nước sạch cho huyện cực Nam của tỉnh. Nguồn nước người dân sử dụng đang bị ô nhiễm không đạt quy chuẩn.

- Địa điểm xây dựng: xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Thời gian xây dựng: từ 26/03/2011 đến 12/07/2012. Thời gian đưa vào khai thác, sử dụng: từ tháng 07/2012.

- Các thông số kinh tế - kỹ thuật chính:

+ Công suất thiết kế: 4.000 m3/ngđ. Công suất thực tế: 2.000 m3/ngđ (do nhu cầu dùng nước người dân khu vực này thấp).

+ Số dân được phục vụ: 4.000 dân.

+ Tổng mức đầu tư: 14 tỷ đồng.

Khuôn viên nhà máy.

+ Nguồn vốn: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.

+ Số giờ hoạt động theo ngày, theo năm: 24h/ngày.

+ Chỉ số tiêu thụ điện năng: 0,03 kW/m3 (sử dụng điện từ máy phát thủy điện).

Dây chuyền công nghệ.

Dự án nhằm cung cấp nước sạch cho huyện cực Nam của tỉnh. Nguồn nước người dân sử dụng đang bị ô nhiễm không đạt quy chuẩn. Nguồn năng lượng điện không ổn định, hay bị cắt trong những giờ cao điểm ảnh hưởng đến sản xuất nước. HueWACO đã nghiên cứu áp dụng sử dụng năng lượng xanh trong các khâu xử lý nước. Tận dụng đập nước và đường ống dẫn nước có sẵn của nhà máy; Sử dụng máy bơm công suất 1,5 kW bơm nước lên bể chứa trên đồi phục vụ rửa lọc, không phải đầu tư tổ máy bơm rửa lọc công suất 30 kW và hệ thông dây điện, trạm biến áp 50 kVA.

Máy phát điện.

Công ty đã thiết kế, chọn thiết bị phù hợp với công suất hệ thống phát điện và phân bố thời gian hoạt động để tận dụng tối đa nguồn năng lượng; Lắp đặt tải giả để ổn định điện áp nguồn điện. Đây là một trong những nhà máy đầu tiên sử dụng năng lượng xanh, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có để giảm chi phí, vận hành bảo dưỡng đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí và hiệu quả, đảm bảo và ổn định, thân thiện môi trường.

Sơ đồ nguồn cung cấp điện: Đập nước - đường ống dẫn nước - tuabin thủy điện - máy phát điện - Cung cấp điện cho các hoạt động sản xuất của nhà máy: Thiết bị phục vụ sản xuất nước; Thiết bị súc lọc, cào bùn; Các thiết bị sản xuất hóa chất; Các thiết bị điện chiếu sáng, bảo vệ, ... Giải pháp phần lớn  sử dụng vật tư trong nước.

Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng công trình, tiết giảm hơn 226,7 triệu đồng; Tiết kiệm chi phí điện năng, quy trình vận hành tối ưu, tiết giảm trong 10 năm là hơn 354,9 triệu đồng.

Bể lắng. 

Chi phí tiết giảm nhờ không đầu tư hệ thống bơm súc lọc nước là hơn 106,3 triệu đồng. Tổng giá trị làm lợi trong Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh cho nhà máy xử lý nước tại nhà máy Lộc Trì là hơn 688 triệu đồng. Đây là sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị, đáp ứng nhu cầu cấp nước vào vùng sâu, vùng xa trong điều kiện thiếu vốn đầu tư.

Công ty còn áp dụng thành công cho nhà máy Chân Mây 8.000 m3/ngđ, nhà máy Hương Phong 3.000 m3/ngđ. Giải pháp có thể được tham khảo, áp dụng rộng rãi cho tất cả các Công ty Cấp nước trên toàn quốc, đặc biệt tại các tỉnh miền núi, góp phần nâng cao hiệu quả trong tiết kiệm năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh cho nhà máy nước ở Huế (Kỳ 22). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.
Hiệu ứng nhà kính và các giải pháp từ tiêu chuẩn
Thật dễ dàng để có những ý kiến khác nhau về carbon. Nó là tốt hay xấu? Một mặt, nó là nền tảng cho sự sống trên Trái đất. Mặt khác, nó liên quan đến biến đổi khí hậu. Đây là loại khí nhà kính được sản xuất phổ biến nhất và giữ nhiệt trong khí quyển.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?