Thứ tư, 24/04/2024 18:16 (GMT+7)

Ngoại giao khí hậu

Huyền Trang -  Thứ năm, 23/03/2023 08:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tại hội nghị COP26, Việt Nam đã đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bao gồm cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và việc tham gia Cam kết giảm phát thải khí mê tan toàn cầu với hơn 100 nước thành viên; Tuyên bố chuyển đổi điện than sang điện sạch với 46 nước tham gia; Tuyên bố Glasgow các nhà Lãnh đạo về rừng và sử dụng đất với 141 nước tham gia. Những cam kết của Việt Nam tại COP26 đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhiều đối tác quốc tế quan trọng đã khẳng định sẽ hỗ trợ, đồng hành của Việt Nam thực hiện các cam kết này.

Ngoại giao khí hậu
Đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị.

Nhiều bộ, ngành với trách nhiệm thực hiện cam kết nói trên trong đó có ngành ngoại giao. Ngày 21/2/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan triển khai công tác Ngoại giao khí hậu nhằm hỗ trợ các ban, bộ, ngành, địa phương liên quan huy động nguồn lực quốc tế phục vụ mục tiêu nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và đạt phát thải ròng bằng 0, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế và diễn đàn đa phương.

Ngoại giao khí hậu
Quang cảnh hội nghị

Từ ngày 01 đến ngày 03/6/2022, tại Stockholm, Thuỵ Điển diễn ra hai Hội nghị quan trọng về môi trường như :

Thứ nhất, Phiên họp cấp cao của Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng, Hội nghị lần thứ 10 các bên tham gia Công ước Rotterdam về thủ tục thoả thuận có thông báo trước đối với một số hoá chất nguy hại và thuốc bảo vệ thực vật trong thương mại quốc tế và Hội nghị lần thứ 10 các Bên tham gia Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ năm 2022 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp vào ngày 01/06/ 2022.

Thứ hai, Hội nghị Stockholm + 50: một hành tinh khoẻ mạnh vì sự thịnh vượng cho tất cả mọi người- trách nhiệm của chúng ta, cơ hội của chúng ta đã được tổ chức theo hình thức trực tiếp từ ngày 02 đến ngày 03/06/2022 nhằm kỷ niệm 50 năm kể từ Hội nghị đầu tiên của Liên hiệp quốc về Môi trường và Con người được tổ chức tại Stockholm, Thuỵ Điển năm 1972.

Với vai trò là Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Basel và Công ước Stockholm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Đoàn công tác tham dự Hội nghị Hội nghị Stockholm + 50. Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển đã có nhiều hoạt động cụ thể, tạo điều kiện tốt nhất để đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả đoàn công tác đã gặt hái được nhiều thành công và góp phần thúc đẩy vai trò, vị thế của Việt Nam trên diễn đàn đa phương cũng như trong lĩnh vực môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Ngoại giao khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.