Thứ ba, 16/04/2024 13:14 (GMT+7)

Người dân tộc Khơ Mer đầu tiên tham dự chương trình 'Cây Chổi Vàng'.

Hồng Anh -  Thứ bảy, 09/12/2017 09:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Anh Thạch Sa Rây, sinh năm 1982. Anh đến với nghề thu gom rác từ tháng 10/2009. Anh là công nhân vệ sinh môi trường của Công ty TNHH MTV Công trình đô thị tỉnh Sóc Trăng

Dưới con mắt của nhiều người, công nhân vệ sinh môi trường là nghề tầm thường, bần cùng nhưng chính trong cái nghề tầm thường ấy lại có những con người đáng quý nhất. Tại Xí nghiệp Môi trường thuộc Công ty TNHH MTV Công trình đô thị tỉnh Sóc Trăng cũng có một người như vậy.

Anh Thạch Sa Rây, sinh năm 1982. Anh đến với nghề thu gom rác từ tháng 10/2009. Là một người con của dân tộc Khơ mer nên anh có trong mình bản tính thật thà, chất phác, chăm chỉ, chịu khó. Vì vậy, anh được Ban lãnh đạo tín nhiệm phân công làm Đội trưởng Đội thu gom rác hộ dân kiêm Tổ trưởng Tổ công đoàn của Đội để anh dẫn dắt, động viên anh em trong đội phấn đấu làm tốt nhiệm vụ.

Anh Thạch Sa Rây - Công ty TNHH MTV Công trình đô thị tỉnh Sóc Trăng

Dù rằng nhiều người nói nghề thu gom rác là nghề vất vả lại thấp kém, nhưng anh luôn dành cho nghề của mình một tình yêu to lớn. Gia đình anh vốn thuộc diện hộ nghèo của địa phương, cả 5 anh chị em trong gia đình đều làm công nhân tham gia lao động trực tiếp tại Công ty TNHH MTV Công trình đô thị tỉnh Sóc Trăng. Nhờ có nghề này, mỗi người đều có đồng lương ổn định nên cuộc sống đỡ vất vả hơn. Trước đây nhà ở tạm bợ bằng tre, mỗi khi mưa to phải di dời vật dụng thì bây giờ vào làm việc tại công ty, được tổ chức Đoàn thể các cấp quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ mỗi người đã có những ngôi nhà cấp bốn khang trang hơn. Do vậy, anh Sa Rây luôn trân trọng và biết ơn nghề của mình lắm, nó đã mang đến cuộc sống mới cho nhiều số phận nghèo khó.

Nghề thu gom rác đầy rẫy những khó khăn, phải đối mặt với mùi hôi thối, độc hại mỗi ngày, đã vậy còn không được mọi người coi trọng, thậm chí nhiều người còn có thái độ kỳ thị , xúc phạm nhưng anh Sa Rây luôn nhìn thấy ở nghề của mình những điều tốt đẹp và trân trọng vô cùng. Anh tâm sự: “Không phải xã hội ai cũng thiếu ý thức, nghề làm rác tuy nặng nhọc, độc hại nhưng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và cộng đồng nên trong quá trình thu gom rác tôi cũng nhận được nhiều sự đồng cảm và giúp đỡ nồng nhiệt của người dân. Có những người dân thấy tôi vất vả nên khi bỏ rác lúc nào cũng để gọn gàng để tôi lấy rác được thuận tiện nhanh chóng, những ngày nắng nóng thấy tôi làm việc ngoài trời có người còn mang cả nước uống ra cho.” Chỉ cần những việc nhỏ người ta làm cho anh như vậy thôi anh đã thấy hạnh phúc và càng có thêm động lực giữ cho các khu phố sạch đẹp.

Bằng tình yêu nghề lớn lao, anh luôn phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao, không chỉ trở thành một công nhân tốt mà còn là một Đội trưởng tốt. Trong công việc, anh luôn đảm bảo thu gom rác đúng lộ trình, đúng thời gian quy định, thường xuyên cải tiến cách thức thực hiện công việc.

Trong công tác quản lý, với vai trò là người đứng đầu của Đội, anh luôn ý thức xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, động viên anh em cùng nhau làm việc. Anh dành thời gian quan tâm, nắm bắt tình hình của anh em từ đó kịp thời đề xuất với lãnh đạo những giải pháp khắc phục.

Ngoài công việc chính ở công ty, anh phải thu nhặt phế liệu để mỗi ngày kiếm thêm 10.000 – 15.000 đồng góp phần cải thiện cuộc sống bởi anh là trụ cột kinh tế chính trong gia đình, phải nuôi vợ và 2 con còn đang đi học.

Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn bởi đồng lương công nhân ít ỏi, nhưng anh vẫn “bám ngành giữ nghề”. Đối với mọi người chuyến xe mà anh chở đi hay những đường chổi mà anh quét là mang đi những phế thải của xã hội, nhưng với anh mỗi chuyến xe rác, mỗi một đường chổi là mang theo niềm vui rằng anh đang góp phần làm cho môi trường nơi người dân ở được sạch đẹp hơn.

Với những hy sinh thầm lặng đó, anh đã được lãnh đạo Công ty Công trình đô thị Sóc Trăng trao tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” 5 năm liên tiếp. Anh còn nhận được Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng vì những thành tích xuất sắc trong công tác cũng nhiều bằng khen, giấy khen khác.

Chương trình giải thưởng “Cây Chổi Vàng” xin được tôn vinh người công nhân lạc quan, yêu nghề Thạch Sa Rây./.

Bạn đang đọc bài viết Người dân tộc Khơ Mer đầu tiên tham dự chương trình 'Cây Chổi Vàng'.. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Miền Đông Tây Ban Nha cháy rừng dữ dội
Ngày 15/4, giới chức Tây Ban Nha cho biết trong điều kiện nhiệt độ cao bất thường, một trận cháy rừng đã thiêu trụi 500 ha đất tại miền Đông nước này và buộc 180 người phải sơ tán.
Bài thơ: Tháng Tư...
Sao trời nỡ đem mưa về phố vắng//Để tháng Tư ướt đẫm những cung đường//Chân trần bước... đếm ngày trôi thầm lặng//Rẽ lối nào... sẽ gặp lại người thương?!