Thứ bảy, 20/04/2024 23:06 (GMT+7)

Người vi phạm chống đối, CSGT có được dùng vũ lực?

Bùi Phương -  Thứ năm, 26/01/2023 09:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cảnh sát giao thông được phép sử dụng vũ lực để trấn áp, khống chế người vi phạm trong một số trường hợp nhất định.

Thông tư 01/2016/TT-BCA về quyền hạn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ quy định: CSGT có quyền dừng các phương tiện giao thông đường bộ; kiểm soát giấy tờ của phương tiện, người tham gia giao thông; sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định pháp luật...

Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Theo như các quy định trên, thì Thông tư 01/2016/TT-BCA không quy định rõ CSGT có quyền được đánh người vi phạm. Nhưng trường hợp người vi phạm chống đối, thì CSGT có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

tm-img-alt
CSGT được phép sử dụng vũ lực để trấn áp người vi phạm trong một số trường hợp nhất định.

Còn Nghị định số 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ nêu rõ để ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ, có thể áp dụng những biện pháp cụ thể như giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó.

Nếu người vi phạm không chấm dứt hành vi vi phạm, thì cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ.

Nghị định số 208/2013/NĐ-CP cho phép trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.

Tuy nhiên, hành vi đánh người này cũng chỉ được coi là hợp pháp nếu thuộc trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “tình thế cấp thiết” đã được Bộ luật Hình sự quy định. Mọi hành vi có tính chất vượt quá giới hạn đều là vi phạm pháp luật.

Như vậy, hiện tại không có quy định nào cho phép CSGT được đánh người tham gia giao thông, ngay cả khi người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ. Trường hợp người vi phạm chống đối thì CSGT có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn; đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính. Việc CSGT đánh người tham gia giao thông là hành vi dùng vũ lực xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Đây là hành vi trái pháp luật trừ một số trường hợp đánh người trong trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “tình thế cấp thiết”. Tùy vào động cơ, mục đích, hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Bạn đang đọc bài viết Người vi phạm chống đối, CSGT có được dùng vũ lực?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất